Rằm trung thu tết đoàn viên tháng 8 có những hoạt động gì?

Rằm trung thu là ngày lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Nó không chỉ là ngày tết của thiếu nhi mà còn có nhiều ý nghĩa và hoạt động đặc trưng. 

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều lễ hội. Một trong những lễ hội được người dân Việt Nam yêu thích nhất là Rằm trung thu. TRong ngày rằm trung thu, mọi người tổ chức nhiều hoạt động truyền thống. Đồng thời trong ngày này, những mâm cỗ trung thu cũng được mọi người yêu thích.

nguồn góc và ý nghĩa của tết trung thu
Nguồn góc và ý nghĩa của tết Trung Thu

Nguồn gốc của ngày rằm trung thu

Ngày rằm trung thu mặc dù có ở Việt Nam lâu đời nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc. Có nhiều cách lý giải về nguồn gốc của ngày lễ này tuy nhiên không có lời giải thích chính xác. 

Theo dân gian, mỗi năm có 12 lần trăng tròn và trong đó có 1 lần trăng tròn và sáng nhất. Đây cũng là khoảng thời gian vụ mùa đã xong xuôi. Người dân ai cũng thảnh thơi, nhàn rỗi. Vào ngày đó, người dân thường thảnh thơi cùng nhau thưởng trà ngắm trăng. Dần dần tục ngắm trăng thưởng trà đã thành thông lệ bất thành văn. Chính bởi vậy lâu dần, ông cha ta đã quyết định sẽ cùng nhau mở một ngày lễ hội. Lễ hội này là dịp giúp mọi người có thể cùng nhau vui chơi, thưởng trăng uống trà. Lễ hội này chính là Rằm trung thu và được lưu giữ cho đến tận ngày hôm nay.

Cũng có một câu chuyện khác về nguồn gốc của rằm trung thu. Theo truyền thuyết trên cung trăng có chị Hằng và chú Cuội. Chị Hằng và chú Cuội chỉ có thể xuống chơi với các bạn nhỏ dưới trần gian vào ngày trăng sáng nhất. Vào ngày trăng sáng nhất, to và tròn nhất trong năm người dân sẽ mở tiệc chào đón. Vào ngày này, không những trẻ em mà tất cả mọi người đều cùng nhau vui chơi. Cuội và Chị Hằng cũng có thể vui đùa cùng trẻ nhỏ dưới nhân gian. Chính bởi vậy trong ngày  rằm trung thu, mọi người thường nhìn lên trăng để đón chị Hằng chú Cuội. Từ bên dưới ngước lên Trăng, ta sẽ thấy được hình bóng của Cuội, chị Hằng, thỏ Ngọc và cây đa trong truyền thuyết. 

Rằm trung thu có nhiều tên gọi khác nhau 

Tết thiếu nhi 

Theo như việc lý giải nguồn gốc về ngày lễ trung thu gắn liền với sự tích chú Cuội chị Hằng. Ngày rằm TRung thu là ngày lễ dành riêng cho trẻ nhỏ. Vào ngày này chị Hằng chú Cuội sẽ xuống chơi với các bé, rước đèn, ăn bánh, nô đùa. Ngày này, trẻ em là những người được ưu tiên hơn cả. Các bé sẽ được mua mặt nạ, đèn ông sao và ăn bánh trái mình thích. Chính bởi vậy rằm tháng giêng hay còn được gọi là ngày Tết thiếu nhi. Ngày Tết thiếu nhi là một trong những ngày tết được trẻ em Việt Nam vô cùng mong đợi. Vào ngày này các bé còn được nhận những phần quà từ ông bà cha mẹ của mình. 

>>  Cách làm lồng đèn bằng tre hình ngôi sao, angrybird, chú lợn ngộ nghĩnh

Ngày đoàn viên 

Ngày Trung thu hay còn được gọi là Ngày đoàn viên. Đối với những đứa con xa quê thì đây là một trong những ngày vô cùng ý nghĩa. Vào ngày đoàn viên, mọi người từ khắp mọi nơi đều trở về đoàn tụ với gia đình. Đối với họ ngày này chính là ngày trở về. là ngày sum họp, là ngày để yêu thương gia đình. Ngày đoàn viên, ông bà bố mẹ con cháu cùng nhau ngắm trăng tròn, thưởng trà, ăn bánh. Ánh trăng tròn vành vạnh, sáng vằng vặc tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn. 

Ngày rằm tháng giêng 

Sở dĩ ngày rằm trung thu được gọi tên là ngày rằm tháng giêng bởi nó được diễn ra vào giữa tháng. Tết trung thu được tổ chức vào ngày giữa tháng 8, vào ngày trăng tròn đẹp nhất. Ngày rằm tháng giêng cũng ám chỉ nói đến thời gian rảnh rỗi của người nông dân. Vào khoảng thời gian đó, hầu như mọi việc đồng áng đều xong xuôi. Chính bởi vậy mà mọi người mới có thể nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, thư thái ngắm trăng. 

Ngày Tết trung thu được tổ chức như thế nào? 

Múa lân – rước đèn 

Đây được xem là hoạt động đặc trưng không thể thay thế trong ngày rằm trung thu. Vào lúc mặt trăng lên cao nhất, trẻ em sẽ được múa lân, rước đèn xung quanh xóm làng. Vừa đi vừa hát những ca khúc đặc trưng của ngày trung thu. Không khí vô cùng nhộn nhịp. Những ánh đèn ông sao lấp lánh dưới ánh trăng vàng là một hình ảnh truyền thống từ xa xưa. 

Hoạt động múa lân rước đèn cũng mang những ý nghĩa nhất định. Hoạt động đó thể hiện sự biết ơn của người nông dân, là lời cảm tạ đến trời đất. Cảm tạ thần linh vì có một mùa màng bội thu, một năm mưa thuận gió hòa. Lân tượng trưng cho sự may mắn, đồng thời còn tượng trưng cho sự linh thiêng của đất trời. Chính bởi vậy hoạt động múa lên rước đèn không thể thiếu trong tết thiếu nhi. 

>>  Có nên cúng cô hồn mùng 2, 16 hàng tháng không? Quên cúng có sao không?

Phá cỗ trung thu 

Sau khi đã rước đèn xong, các bé sẽ được phá cỗ đêm trung thu. Cỗ đêm trung thu vô cùng đa dạng nào là bánh trái, nào là hoa quả, và đặc biệt là bánh trung thu. Mọi người sẽ cùng nhau phá cỗ, cùng nhau vui đùa nói chuyện và thưởng trăng. Tục lệ phá cỗ trung thu cũng thể hiện được lòng biết ơn của người dân đến trời đất.

Mâm cỗ trung thu là mâm cỗ với đầy đủ các thức quà, những gì tinh túy nhất của đất trời. Nhờ có thần linh, có đất trời mà mới có được những thức quà ngon đến vậy. Phá cỗ hay chính là việc tiếp nhận những sự tinh túy nhất mà trời đất ban tặng. Khi ăn đồ trên bàn cỗ trung thu với mong muốn sẽ có được cuộc sống đủ đầy, an nhàn và tràn đầy hạnh phúc. 

Ý nghĩa của hình dáng bánh trung thu là gì? 

Bánh trung thu là một trong những thức quà đặc trưng chỉ có trong ngày trung thu. Loại  bánh này không chỉ đơn thuần là loại bánh phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng và ngon miệng. Đối với người Việt, loại bánh này còn mang đến nhiều ý nghĩa tượng trưng khác nhau

Hiện nay trên thị trường, bánh trung thu thường được làm theo hình tròn hoặc hình vuông. Bánh trung thu hình tròn tượng trưng cho hình ảnh mặt trăng tròn vành vạnh. Hình tròn luôn thể hiện sự no đủ, tròn đầy, viên mãn và hạnh phúc. Sự viên mãn này không chỉ nói đến về của cải vật chất mà còn về tình cảm của con người.

Bánh hình vuông tượng trưng cho đất. Sự vuông vắn, cứng cáp của đất trời đều được thể hiện ở đây. Hình vuông thể hiện cho niềm hạnh phúc và sự tự do của con người trong cuộc sống. Con người luôn có mong muốn khát vọng được tự do, được sống và làm những điều mình yêu. Tự do là hạnh phúc. Chính vì thế bánh trung thu còn được làm vuông vắn vô cùng đẹp mắt. 

Ý nghĩa của nhân bánh trung thu

Bánh dẻo là loại bánh thường được làm bằng bột gạo nếp dẻo, thơm hòa cùng tinh dầu bưởi. Sự dẻo thơm ngọt ngào của vỏ bánh là đặc trưng khiến bất kỳ ai cũng yêu thích loại bánh này. Bên trong bánh thường được làm bằng nhân đậu xanh hoặc nhân hạt sen. Từ đó mà sự ngọt ngào của bánh càng được tăng thêm gấp nhiều lần. Bánh dẻo chính vì vậy mà tượng trưng cho sự thanh khiết, cho sự trong trẻo và ngọt ngào. 

Bánh nướng được làm từ bột lên men và được nướng trên nhiệt độ lớn. Vỏ bánh được quết thêm một lớp mật ong khiến vỏ bánh luôn thơm ngọt ngào. Nhân bánh đa dạng với đủ mùi vị mặn ngọt khác nhau. Nhân bánh có thể gồm đậu xanh, mứt bí, hạt sen, lạp xưởng… Trong ngọt có mặn, trong mặn có ngọt khiến cho người ăn cảm thấy vô cùng thích thú. Nhân bánh nướng đầy đủ dinh dưỡng, là tất cả những tinh hóa của đất trời. Nó có ý nghĩa như món quà của trời đất ban tặng cho con người. Vì chỉ cần ăn một miếng bánh nướng đã có đủ dinh dưỡng để hoạt động cho một ngày dài. 

>>  5 loại trái cây cúng động thổ làm nhà? Ý nghĩa mâm ngũ quả cúng động thổ

Chính bởi vậy mà bánh trung thu là thức bánh không thể thiếu được trong mỗi ngày tết trung thu. THiếu bánh trung thu sẽ như thiếu mất một nửa không khí trung thu và ý nghĩa mà nó mang lại

Ý nghĩa về mâm ngũ quả ngày rằm trung thu 

Ngày rằm trung thu ngoài bánh trung thu còn có mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả gồm có 5 loại quả với màu sắc và mùi vị khác nhau. Ở mỗi địa phương sẽ có các loại quả đặc trưng theo từng vùng miền. Dưới đây là ý nghĩa của các loại quả trong mâm ngũ quả truyền thống của người Việt Nam 

Quả chuối 

Nải chuối luôn là loại quả trong bất kỳ mâm ngũ quả ngày lễ tết nào. Chuối không chỉ là loại quả dễ tìm, dễ ăn mà còn có ý nghĩa nhất định. Nải chuối cong cong tựa bàn tay đang hứng trọn tất cả những gì tinh túy nhất của cuộc đời. Nó thể hiện sự biết ơn, sự trân trọng của con người đối với thiên nhiên đất trời. 

Quả bưởi 

Bưởi cũng là loại quả thường xuất hiện trong mâm ngũ quả. Bưởi có vị chua nhẹ, mùi thơm thanh mát. Nó thể hiện sự tinh khiết của đất trời kết tụ. Quả bưởi còn thể hiện sự trân trọng đối với ông bà tổ tiên. 

Quả hồng 

Quả hồng được xem là loại quả đặc trưng của mùa thu. Màu hồng cam vô cùng đẹp mắt. Quả hồng thể hiện cho sự khát khao mãnh liệt của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Quả na 

Quả na được coi là tượng trưng của việc sinh sôi nảy nở, khát vọng trường tồn của người Việt. Quả na với ngàn mắt còn thể hiện sự nhìn xa trông rộng của con người. Con người mong muốn có được khả năng nhìn thấu được mọi việc trong thế gian 

Quả táo 

Quả táo cũng thường được bày trên mâm ngũ quả thể hiện sự ngọt ngào trong cuộc sống. Trong cuộc sống không ai là không mong được sống sung túc, hạnh phúc, hưởng nhiều trái ngọt

Hiện nay Đặt Tiệc Nhân Tâm đã và đang cung cấp dịch vụ làm mâm cỗ ngày Trung thu. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn những mâm cỗ tuyệt vời nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *