Rằm tháng 7 là ngày gì, Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt?

Rằm tháng 7 là ngày gì

Rằm tháng 7 chính là một trong những ngày lễ lớn trong năm của người dân Việt với ý nghĩa để xá tội vong nhân gọi là lễ cúng cô hồn và ngày Lễ Vu Lan – để báo hiếu công ơn của bậc cha mẹ đã sinh thành và nuôi dạy thế hệ con cháu lớn khôn.

Rằm tháng 7 theo lịch âm hàng năm vừa là ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ vừa là ngày xá tội cho vong nhân hay còn gọi là dịp làm lễ cúng cô hồn. Vậy lễ cúng rằm tháng 7 có ý nghĩa gì, trong ngày lễ cúng rằm tháng bảy này cần phải làm mâm cúng như thế nào, lễ cúng rằm tháng 7 vào ngày nào tốt và giờ nào thì tốt. 

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt
rằm tháng 7 là ngày gì | Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt | cúng rằm tháng 7 giờ nào tốt | cúng cô hồn vào ngày nào, cúng tháng 7 vào ngày nào, ngày rằm tháng 7 là ngày gì, làm rằm tháng 7 vào ngày nào, cúng chúng sinh vào ngày nào, rằm tháng 7 nên cúng vào ngày nào, ngày đẹp cúng rằm tháng 7 năm 2021, cúng rằm tháng 7 từ ngày nào

Lễ cúng rằm tháng 7 có ý nghĩa như thế nào? 

Người Việt Nam theo truyền thống cha ông để lại thì dân tộc có 2 ngày cúng rằm vô cùng quan trọng trong năm đó là cúng rằm tháng Giêng và cúng rằm tháng 7. Nếu như lễ cúng vào ngày rằm tháng Giêng được tổ chức với mong muốn để cầu cho một năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, lộc phát đầy nhá thì lễ cúng vào ngày rằm tháng 7 lại là lễ cúng thiên về ý nghĩa tưởng nhớ đến người thân và siêu độ cho vong hồn, dã quỷ. 

Rằm tháng 7 còn được biết đến với tên gọi khác đó là ngày Tết Trung Nguyên theo Trung Quốc hay ngày lễ Vu lan báo hiếu bậc sinh thành. Tháng 7 âm lịch cũng là tháng để thế hệ con cháu thể hiện sự hiếu thuận đối với bậc ông bà, cha mẹ đang còn sống tại trần thế và sự biết ơn đối với gia tiên tiền tổ, các hương linh đã khuất ở cõi âm.

Ngày vu lan báo hiếu là ngày nào
Ngày vu lan báo hiếu là ngày nào

Ngay từ khi đầu tháng 7 âm lịch, các gia đình đã lên kế hoạch để chuẩn bị lễ cúng rằm thật chu đáo nhất. Trong tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người Việt Nam, tháng 7 theo lịch âm cũng là tháng dành cho người âm. Chính vì vậy, trong tháng 7 này, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ đồ lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên tiền tổ, các gia đình còn chuẩn bị cả lễ cúng chúng sinh, tích cực làm việc thiện giúp đỡ những người có gia cảnh nghèo khó. Lễ cúng rằm vào tháng 7 âm lịch ngoài ý nghĩa cầu mong bình an, còn là một nét đẹp trong truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, răn dạy thế hệ con cháu cần phải biết hiếu thảo với bậc cha mẹ.

Xuất phát từ chính sự tích của vị Bồ tát Mục Kiền Liên đã đại hiếu để quyết tâm cứu được mẹ mình ra khỏi kiếp làm ngọa quỷ (hay còn gọi là quỷ đói). Lễ Vu Lan được tổ chức hằng năm từ đó đã trở thành thông lệ có tính truyền thống để tưởng nhớ về ân đức của bậc sinh thành đã dưỡng dục và hướng tâm về cha mẹ, gia tiên tiền tổ. Đồng thời cúng là dịp nhắc nhở mỗi người con cần phải sống có hiếu hơn và giữ được phẩm chất, đạo đức khi cha mẹ mình còn sống để đáp đền tình thương yêu bao la vô bờ bến của cha mẹ, họ chính là những người đã hy sinh tất cả cho con cháu được hạnh phúc.

Ngày lễ Vu lan cúng đã trở thành một ngày lễ của dân tộc mang nét đẹp có tính nhân văn sâu sắc và cũng là một trong những hoạt động thường niên trong văn hóa thờ cúng. Đây là một tập quán tốt đẹp để thể hiện tấm lòng báo hiếu, tri ân của con cháu đối với bậc tổ tiên, ông bà và cha mẹ hoặc với những người thân đã khuất, thể hiện trọn vẹn đạo lý “uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc ta.

>>  Mâm ngũ quả cúng đầy tháng thôi nôi bé trai bé gái chuẩn Bắc Trung Nam

Hiếu hạnh cũng là vấn đề được coi trọng và đề cao được đức Phật quan tâm. Giá trị cốt lõi của Phật giáo chính là giá trị nhân văn, đạo đức để hướng con người tới cuộc sống từ, bi, hỷ, xả và coi trọng đạo hiếu.

Giáo lý của nhà Phật khuyên con người phải luôn nhớ đến 2 chữ “đạo hiếu”, tức là lấy chữ hiếu làm đầu trong mọi tư duy và hành động. Đó là những giá trị có tính tích cực, thiết thực và góp phần giáo dục đạo đức cho con người nói chung và cho giới trẻ nói riêng.

Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam ta thì tháng 7 cũng được gọi là tháng cô hồn và các gia đình thường sẽ tổ chức lễ cúng xá tội vong nhân vào dịp ngày rằm này, đây là dịp mà dân gian cho rằng Diêm Vương mở cửa ngục Quỷ Môn Quan để vong hồn, ma quỷ được tự do trở về với dương thế.

Chính vì vậy mà theo tục lệ trong dân gian, người trần gian cần phải cúng cháo, gạo, muối cùng tiền vàng và quần áo cho vong hồn và quỷ đói để chúng không phá phách, quấy nhiễu cuộc sống và công việc thường ngày. Nhiều người còn cho rằng ngày lễ cô hồn này ảnh hưởng từ văn hóa của Trung Hoa nhưng thực chất phong tục này cũng thuộc về nền văn hiến của người Việt.

Ngày Vu Lan hay ngày xá tội vong nhân dù giống hay khác nhau thì quan trọng là đó đều là những ngày lễ rất được gia đình người Việt  quan tâm và chú trọng. Cả 2 lễ cúng này đều mang theo ý nghĩa sâu sắc với sự thể hiện lòng kính trọng, biết ơn đối với các bậc sinh thành, đề cao hàng đầu là việc báo hiếu cùng việc làm phúc bố thí cho các cô hồn, dã quỷ. Đây cũng chính là việc thể hiện tính nhân văn trong văn hóa truyền của con người Việt Nam, thể hiện việc luôn hướng về cội nguồn dân tộc và báo hiếu bậc sinh thành.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt

Rằm tháng 7 nên tổ chức cúng vào ngày nào? là câu hỏi của khá nhiều bạn quan tâm hiện nay. Thông thường, Ngày Rằm tháng bảy được tính vào đúng ngày 15 âm lịch của hàng tháng và lễ cúng Rằm thông thường cũng sẽ được tổ chức vào đúng vào ngày đó. Tuy nhiên, đối với lễ cúng Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm thì không nhất thiết các gia đình phải tổ chức cúng đúng vào ngày 15/7 theo âm lịch mà có thể tổ chức vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 miễn là được tổ chức vào trước ngày 15/7.

>>  Mâm cúng rằm tháng 7, mâm cúng cô hồn gồm những gì?

Theo dân gian thì việc gia đình tổ chức cúng Rằm tháng 7 nên tổ chức vào thời gian từ ngày từ 2/7 cho đến ngày 14/7 âm lịch. Không nhất thiết là các gia đình phải chọn được ngày đẹp và chỉ cần ngày cúng đó không làm gia đình bị vướng bận và khi cúng cần phải thể hiện sự thành tâm là được.

Sở dĩ, quan niệm việc cúng nên được tổ chức từ ngày 2/7 cho đến ngày 14/7 âm lịch là bởi vì, ngày mùng 1 thì các gia đình đã cúng lễ đầu tháng, bắt đầu từ ngày 2/7 cho đến 15/7 thì Diêm vương sẽ cho mở cửa của Quỷ Môn Quan để cho các vong hồn, dã quỷ được về với trần thế để thọ hưởng những đồ lễ vật mà người dân cúng bái. Chính vì lẽ đó, mọi người thường sẽ cần phải chuẩn bị các mâm cỗ để cúng và mời các vong hồn người thân đã mất về để dùng cơm. Mặt khác, đây cũng là dịp để  tổ chức cúng thực, tức là cúng bố thí cho các linh hồn lang thang, vất vưởng và không nơi nương tựa.

[ rằm tháng 7 là ngày gì | mâm cúng rằm tháng bảy gồm những gì | cúng ràm tháng 7 vào ngày nào tốt | cúng cô hồn vào giờ nào tốt | rằm tháng 7 cúng ngày nào, rằm tháng 7 là ngày gì, cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, rằm tháng 7 năm 2021 là ngày nào, cúng rằm tháng 7 ngày nào, rằm tháng 7 là ngày nào, cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt, cúng rằm tháng 7 ngày nào tốt, cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào, nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, cúng rằm tháng 7 vào giờ nào]

Chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 như thế nào

Mâm cỗ cúng ngày Rằm tháng 7 âm lịch thường bao gồm các món đồ lễ như:gà luộc, giò lụa, xôi đỗ xanh, nem, canh miến mộc nhĩ,… và thường bao gồm đủ 3 lễ cúng sau: lễ cúng bàn Phật, lễ cúng trong nhà và lễ cúng ở ngoài trời.

Lễ cúng bàn Phật

Bàn Phật chính là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát mà vẫn thường thờ ở mỗi nhà. Trong dịp rằm tháng 7 là một ngày lễ rất lớn đối với những người là đệ tử của nhà Phật, cũng là ngày lễ báo hiếu Vu Lan, xuất phát từ việc tích đức của Mục Kiền Liên đã xả thân cứu mẹ.

Đối với lễ cúng bàn Phật thì gia đình chỉ cần chuẩn bị 1 mâm cơm chay hoặc chuẩn bị một mâm ngũ quả trái cây đơn giản để cúng Phật và gia đình nên tổ chức cúng vào ban ngày. Sau khi thực hiện lễ cúng Phật xong thường thì gia đình sẽ thụ lộc ngay tại gia.

Lễ cúng trong nhà

Lễ cúng trong nhà, còn được gọi là lễ cúng thần linh và các bậc gia tiên, mâm cúng này thường sẽ là mâm cúng mặn. Để làm lễ cúng, gia đình cần chuẩn bị mâm cúng thật tươm tất, các món ăn mặn cần phải đa dạng và sử dụng những thực phẩm tươi sạch, bổ dưỡng nhằm thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn dâng lên gia tiên.

>>  Cách làm lễ cúng đầy cữ cho bé gái miền Nam chuẩn tâm linh

Mâm cúng mặn cho lễ cúng trong thường sẽ bao gồm các món như gà luộc, xôi, canh, cơm, món nộm, món xào… Kèm theo đó là đĩa trái cây, lọ hoa tươi, nước lọc, rượu trắng, nhang hương, nến, tiền vàng mã và cả những vật dụng cần thiết dành cho người cõi âm được làm bằng giấy tượng trưng cho quần áo, giày dép, nhà cửa, xe, tủ lạnh, điều hòa…

Lễ cúng ở ngoài trời

Lễ cúng ở ngoài trời hay còn được gọi là lễ cúng chúng sinh hay lễ cúng cô hồn với mục đích dùng để bố thí cho những cô hồn bị thất thế, sa cơ lỡ vận và không có nhà cửa hay nơi để nương tựa.

Lễ cúng cô hồn hay chúng sinh được thực hiện tốt nhất là vào buổi chiều tối các ngày từ 2/7 cho đến 15/7, do quan niệm đây chính là khoảng thời gian mà diêm vương cho các vong linh được trở về trần thế hưởng lễ vật cúng tế.

Một mâm cúng ngoài trời cơ bản thường được sắm sửa các loại lễ vật như sau:

  • Muối và gạo
  • Cháo trắng được nấu loãng và đựng trong 12 bát nhỏ
  • Hoa tươi, quả (gồm 5 loại trái cây, mỗi loại một màu khác nhau).
  • Các loại khác như bỏng ngô, bánh và kẹo.
  • 12 cục đường thẻ đã được cắt nhỏ.
  • Quần áo cúng cô hồn với nhiều màu sắc (xanh lam, vàng, xanh lá mạ, hồng…).
  • Tiền thật và thường là tiền lẻ cúng tiền vàng mã.
  • 3 cốc nước, nhang hương và nến.

Những lưu ý vô cùng quan trọng khi cúng rằm tháng 7

Tuyệt đối không được cúng lễ ngoài trời bằng đồ mặn bởi theo quan niệm của dân gian thì cúng bằng đồ mặn sẽ khơi dậy lòng tham, sân, si của các cô hồn, dã quỷ.

Khi bày lễ cúng thì tiền vàng sẽ được rải đều ra trên mâm, ngoài ra, không thể thiếu các loại nhang hương, hương trầm được sử dụng trong các mâm cúng lễ chúng sinh và được đặt theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng đặt từ 3-5 hay 7 cây hương.

Sau khi kết thúc lễ cúng ngoài trời thì gạo và muối sẽ được rải ra sân hay vãi ra đường, sau đó mới là đốt vàng mã, quần áo chúng sinh.

Lễ cúng rằm tháng 7 là một lễ cúng vừa có ý nghĩa báo hiếu, vừa có ý nghĩa xá tội cho cô hồn sớm siêu thoát. Lễ cúng với ý nghĩa như vậy nên luôn được quan tâm chuẩn bị chu đáo. Tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian để chuẩn bị chi tiết, tỉ mỉ từng mâm đồ lễ, vì vậy, gia đình nên sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng thương hiệu Đặt Tiệc Nhân Tâm để hoàn toàn yên tâm cho một lễ cúng rằm tháng 7 được thành công.

[ cúng rằm tháng 7 năm 2021 vào ngày nào, cúng cô hồn tháng 7 ngày nào, rằm tháng 7 ngày nào, cung ram thang 7 vao ngay nao, cúng rằm tháng 7 ngày nào đẹp, rằm tháng 7 vào thứ mấy, rằm tháng 7 cúng ngày nào tốt, rằm tháng 7 cúng vào ngày nào, ngày xá tội vong nhân là ngày nào, cúng rằm tháng 7 giờ nào tốt, rằm tháng 7 vào ngày nào ]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *