Rằm trung thu là một trong những ngày lễ lớn nhất trong văn hóa cổ truyền người Việt. Vậy cúng rằm những lễ vật nào, cách chuẩn bị lễ vật chi tiết cho mâm cúng trung thu tháng 8 hằng năm?

Nội Dung
Nguồn gốc, vị trí của lễ cúng rằm, tết trung thu
Vị trí và ý nghĩa của lễ trung thu tại Việt Nam nói riêng, các nước Phương Đông nói chung được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau.
Về nguồn gốc văn hóa
Nguồn gốc văn hóa, vị trí của rằm trung thu hay tết trung thu gắn liền với sự tích chị Hằng và chú Cuội.
Theo đó, chị Hằng là một nàng tiên trên trời. Chị yêu trẻ em và thích được vui chơi ở hạ giới. Vào ngày 15 tháng 8 nhân ngày trăng tròn, Ngọc Hoàng đã tổ chức ngày hội làm bánh. Chị Hằng vì vậy đã giáng trần; hóa thân làm người bình thường để học cách làm bánh ngon của dân gian.
Tại đây, chị Hằng đã gặp chú Cuội. Chú Cuội nổi tiếng là người hài hước và hay nói đùa. Chú đã nói với tiên Nga rằng, hãy đem tất cả các loại nguyên liệu trộn với nhau; nặn thành hình bánh rồi nướng lên sẽ ra món bánh ngon. Chị Hằng đã tin lời chú Cuội và làm theo.
Mặc dù Cuội chỉ bông đùa và không có ý định giúp đỡ chị Hằng. Song với bàn tay khéo léo chị đã làm ra một loại bánh có hương vị rất thơm ngon. Vì vậy đã đoạt giải nhất trong cuộc thi làm bánh trên thiên đình.
Tuy nhiên khi chị trở về, chú Cuội đã kéo lấy chị nên vô tình bị kéo lên cung Trăng. Bên cạnh đó, nhờ đoạt giải nhất nên chị được phép dẫn chú Cuội xuống hạ giới tham dự vào ngày 15/ 08 hằng năm. Họ được chơi với các em nhỏ và tổ chức lễ hội. Lễ trung thu ra đời từ đây, chính vào ngày 15 tháng 8 âm lịch.
Về mặt ngữ nghĩa
Theo tiếng Hán cổ, “trung thu” có nghĩa là giữa mùa thu. Do đó, lễ trung thu chính là ngày 15/ 08 hằng năm tính theo lịch phương Đông (âm lịch).
Về mặt hiện tượng tự nhiên
Vào ngày 15 tháng 8 hằng năm, mặt trăng xuất hiện hiện tượng rõ nét tròn vành và sáng nhất. Đây cũng là ngày trăng đẹp nhất trong năm.
Về mặt xã hội
Thời điểm này là lúc nông lịch kết thúc 1 mùa thu hoạch, rất phù hợp để tổ chức lễ hội, lễ ăn mừng, nghi thức văn hóa thờ cúng và tổ chức các hoạt động vui chơi, đoàn viên.
Ý nghĩa của ngày rằm trung thu tháng 8 hằng năm
Ngày rằm trung thu với ý nghĩa là ngày tết thiếu nhi
Với ý nghĩa này, vào ngày rằm tháng 8 hằng năm. Hầu hết tất cả các tỉnh thành, địa phương từ thành phố đến nông thôn ở nước ta; đều tổ chức các mâm cỗ cùng những hoạt động vui chơi cho trẻ nhỏ như: Hoạt động rước đèn ông sao; hoạt động múa lân, thiếu nhi múa hát, phá cỗ; và tặng quà cho những em nhỏ có điều kiện không tốt; không thể tự tổ chức và tham gia lễ hội.

Ngày rằm trung thu với ý nghĩa là ngày tết đoàn viên
Vào ngày trung thu, nếu vào cuối tuần, hầu hết các thành viên trong gia đình sẽ đoàn tụ, quây quần lại bên nhau; tổ chức mâm lễ và phá cỗ như 1 hoạt động có tính văn hóa cổ truyền Việt Nam. Sau đó sẽ cùng nhau tham gia các hoạt động tập thể trong tết trung thu; như múa hát đoàn thể, tổ chức trò chơi và phát quà.
Ngày rằm trung thu với ý nghĩa là tết Đông trăng
Theo nhiều ghi chép, tết trung thu tại Việt Nam được tổ chức và lưu truyền từ thời nhà Lý; và vẫn giữ nguyên những giá trị, ý nghĩa tốt đẹp cho đến tận ngày nay: Là một nghi thức lễ hội, thờ cúng; chia sẻ đầy giá trị nhân văn – sự chăm sóc, đoàn viên, biết ơn, nhân ái và yêu thương con người.
Ngoài Việt Nam, nhiều quốc gia châu Á cũng tổ chức lễ hội trung thu nhân tiết trung thu với các tên gọi khác nhau,ví dụ:
- Tại Hàn Quốc: Tên tiếng Hàn của tết trung thu là Chuseok
- Tại Nhật Bản: Tết trung thu là Otsukimi
- Tại Trung Quốc: Tết trung thu có tên khác là tết Nguyên Tiêu
Cách chuẩn mâm cúng rằm trung thu tháng 8 chuẩn phong tục Việt
Mâm lễ vật cho mâm cúng rằm trung thu tháng 8
Lễ vật cho mâm cúng rằm trung thu tháng 8 tại Việt Nam thường có 2 nhóm lễ vật chính là:
Mâm lễ vật trái cây hay còn gọi là mâm ngũ quả
Trái cây là một trong những lễ vật lớn và đặc trưng nhất trong mâm cúng rằm trung thu. Gia chủ có thể chuẩn bị 5 loại quả khác nhau về màu sắc và tính chất. (tức là thuộc tính của quả về mệnh Kim – quả màu vàng; mệnh Mộc – quả màu xanh; mệnh Thủy – quả màu trắng; mệnh Hỏa – quả màu đỏ và mệnh Thổ – quả màu xám, màu đen).
Gợi ý một số loại trái quả thường được chuẩn bị trong mâm ngũ quả truyền thống:
- Quả chuối: Chuối sắp thành nải, chọn loại chuối vừa chín tới và thường là chuối tiêu hoặc chuối tây. Theo quan niệm phong thủy và quan niệm dân gian, quả chuối có ý nghĩa tượng trưng cho sự no đủ của cả năm; và sự bội thu mùa màng (tính chất thuần nông trong văn hóa Việt cổ)
- Quả bưởi: Nếu chuối màu vàng thì có thể chọn bưởi màu xanh và ngược lại. Trong văn hóa Việt Nam, bưởi là loại trái cây có ý nghĩa cầu điềm lành, may mắn nhiều nhất. Chính vì vậy, không chỉ trong nghi thức cúng trăng rằm mới xuất hiện lễ vật trái cây là quả bưởi; mà có thể thấy ở hầu hết các nghi thức. Ở một nội hàm ý nghĩa khác; bưởi hình tròn, màu vàng còn tượng trưng cho mặt trăng; nên đây cũng được xem là loại trái quả đặc trưng xuất hiện vào tết Trung thu.
- Quả hồng: Quả hồng màu đỏ hoặc màu cam; tùy theo mức độ chín của quả đều mang ý nghĩa may mắn, tài lộc.
- Quả na: Về mặt ý nghĩa, na có nhiều mắt tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển. Về mặt tượng trưng, na tượng trưng cho mệnh (hành) Thủy. Do vậy, đây cũng được xem là loại trái quả đẹp nhất trong thờ cúng.
- Quả lựu: Tương tự như na, lựu là loại trái có rất nhiều hạt, tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển, nảy nở. Ngoài ra, đây cũng là loại trái cây tượng trưng cho sự may mắn.
- Quả lê: Lê là loại quả đặc trưng nhất cho hành thủy. Nếu chọn na thì có thể bỏ lê và ngược lại.
- Quả táo: Táo đỏ hoặc táo xanh đều được, gia chủ lưu ý chọn làm sao cho hài hòa màu sắc với các lễ quả khác.
- Quả thanh long: Thanh long đỏ tượng trưng cho hành Hỏa.
Mâm lễ vật bánh kẹo
Bánh kẹo ngọt trong mâm lễ cúng rằm trung thu gần như không có giới hạn về số lượng và loại bánh, tuy nhiên có 2 loại bánh đặc trưng của ngày rằm trung thu tháng 8 nhất định không thể thiếu đó là:
- Bánh nướng
- Bánh dẻo
Hiện nay, bánh nướng và bánh dẻo được bày bán rất nhiều với hình thức, hương vị, màu sắc đẹp mắt. Gia chủ có thể chọn thành 5 màu bánh và sắp lên mâm cúng rằm. Con số 5 tượng trưng cho ngũ hành tương sinh trong trời đất, đó là:
- Bánh nướng, bánh dẻo màu vàng: Tượng trưng cho hành Kim
- Bánh nướng, bánh dẻo màu xanh: Tượng trưng cho hành Mộc
- Bánh nướng, bánh dẻo màu trắng: Tượng trưng cho hành Thủy
- Bánh nướng, bánh dẻo màu đỏ: Tượng trưng cho hành Hỏa
- Bánh nướng, bánh dẻo màu đen hoặc màu xám: Tượng trưng cho hành Thổ
Mâm đầy đủ bộ vàng mã cúng rằm trung thu tháng 8
- Tò he: Đây là lễ vật có thể chuẩn bị nếu có điều kiện, còn nếu không có điều kiện có thể bỏ qua, thường xuất hiện trong mâm cúng rằm trung thu ở thành phố (Hà Nội) để làm tăng thêm màu sắc, vẻ đẹp hình thức đa dạng, đẹp mắt cho mâm cỗ
- Trà: Một số loại trà thông dụng nhất trong lễ cúng rằm trung thu đó là trà hoa cúc, trà hoa nhài và trà hoa sen. Ngoài những ý nghĩa về mặt hương vị, màu sắc, đây còn là 3 loại trà được chiết suất từ 3 loại hoa có hương vị đặc trưng của Việt Nam như một sự tiếp nhận và kết nối những giá trị truyền thống, giá trị ân tình của người Việt
- Hoa tươi: Cắm hoa và nghệ thuật cắm hoa cúng rằm cũng là vấn đề rất được quan tâm ở nhiều gia đình hiện nay. Đối với các nghi thức cúng thông thường, việc sắp hoa cúng chỉ đơn giản là 1 lọ hoa với số bông lẻ. Tuy nhiên với nghi thức cúng rằm với những ý nghĩa sinh sôi, phát triển, đa dạng, gia chủ (đặc biệt là người phụ nữ) có thể chọn đồng thời nhiều loại hoa truyền thống của người Việt, cắm thành 1 bình hoa đẹp mắt.
Hướng dẫn cách bày mâm lễ cúng rằm đẹp và chuẩn phong tục
Cách bày mâm ngũ quả: Có thể bày mâm ngũ quả hình tháp hoặc mâm ngũ quả hình đồi thoải.
Cách đặt lọ hoa và mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả sẽ được sắp ở hướng Tây, bình hoa sắp ở hướng Đông.
Sắp lễ trà với trật tự 1 ấm trà tươi và 5 chén nhỏ. 5 chén này có thể xếp thành hàng ngang hoặc đặt vòng quanh ấm trà tạo thành hình ngũ giác.
Bánh nướng, bánh dẻo có thể xếp thành bộ 5 đĩa. Trong đó mỗi đĩa sẽ có 1 bánh nướng, 1 bánh dẻo. Hoặc xếp thành bộ 2 đĩa: 1 đĩa bánh nướng, 1 đĩa bánh dẻo, mỗi đĩa 5 cái xếp tầng hoặc xếp thác tùy khiếu thẩm mỹ của gia chủ.
Vàng mã xếp gọn gàng vào 1 đĩa nhỏ.
Nếu có lễ tò he, gia chủ bỏ phần cán tò he, xếp nguyên phần thân tò he thành 1 đĩa với nhiều hình họa khác nhau, càng đa dạng các tốt. Bao gồm: Tò he động vật, tò he hoa, tò he trái cây và tò he đồ vật.
Về quy cách trình bày tổng thể, mâm lễ cúng rằm trung thu tháng 8 có thể được bày thành mâm tròn hoặc mâm vuông/ mâm chữ nhật tùy từng không gian sắp lễ của gia đình.
Ngoài cách tự sắp sửa lễ vật cho tết Trung thu, gia chủ có thể tham khảo Dịch vụ cung cấp mâm cúng tại Đặt Tiệc Nhân Tâm – Đồ Cúng Nhân Tâm để vừa có thể tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo có 1 mâm cúng rằm trung thu tháng 8 chuẩn tập tục.
[ mâm cúng trung thu tháng 8 | hướng dẫn mâm cúng trung thu tháng 8 | lễ vật cúng trung thu rằm tháng 8 | tết trung thu | rằm tháng 8 | lưu ý khi cúng rằm trung thu tháng 8 ]