Mâm lễ cúng giỗ tổ nghề, văn khấn cúng giỗ tổ nghề đầy đủ, chi tiết năm 2021.
[ Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề ] – Bất kỳ một ngành nghề nào trên đời cũng đều có cội nguồn của nó. Từ xây dựng – thợ hồ (thợ nề, thợ xây), Nghề mộc, Cơ khí, Makeup, Spa, Nail, Sân khấu điện ảnh, giáo dục cho đến hàng hải, hàng không,… và nghề sửa xe cũng không ngoại lệ.
Với những người trong nghề nói chung thì việc tổ chức lễ cúng giỗ tổ nghề luôn là một điều cần thiết để họ nhớ về cội nguồn, trả ơn tổ tiên đã sáng lập nghề và mang lại cho họ những thành công hiện tại.
Đa số những người thợ hồ, thợ xây sẽ không mấy quan tâm điều này nhưng nếu bạn là nhà thầu, là đại diện cho 1 đơn vị xây dựng hoặc công ty lớn thì việc này hết sức quan trọng. Có lẽ điều bạn cần là sự hiểu biết, những kiến thức và đặc biệt là làm sao để cúng giỗ tổ nghề đúng tốt nhất, cách chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề đầy đủ . Hãy cùng Nhân Tâm tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
ĐẶT MÂM CÚNG GIỖ TỔ NGHỀ TRỌN GỌI TẠI.
Ngoài cung cấp mâm cúng giỗ tổ nghề trọn gói, Mâm Cúng Việt còn cung cấp các mâm cúng thôi nôi, mâm cúng đầy tháng, mâm cúng khai trương, mâm cúng động thổ…Liên hệ với Nhân Tâm để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất.
Giới thiệu về các mâm cúng giỗ tổ nghề và cách chuẩn bị
Ở Việt Nam có rất nhiều lễ hội mang phong tục, tập quán truyền thống đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác, cho đến nay vẫn được lưu giữ và phát triển. Ngày giỗ tổ nghề là một trong những ngày lễ quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với những người đang làm việc, kinh doanh trong ngành nghề đó, nhất là với những nghề truyền thống đã có lịch sử lâu đời.
Phong tục cúng giỗ tổ nghề tại nước ta được diễn ra rất quy mô và nhận được sự yêu mến của tất cả mọi người, không chỉ bao gồm những người theo nghề. Hiện tại có rất nhiều ngày lễ giỗ tổ nghề được lưu truyền ở nhiều làng quê nước ta như: giỗ tổ nghề mộc, giỗ tổ nghề sân khẩu, giỗ tổ nghề xây dựng, giỗ tổ nghề nail – tóc, giổ tổ nghề cơ khí…. Và để cho ngày giỗ tổ nghề được diễn ra trọn vẹn hoàn hảo thì việc chuẩn bị mâm cúng giỗ luôn, văn khấn cúng chi tiết nhất là điều cần phải quan tâm đầu tiên.
Cúng giỗ tổ nghề là gì?
Cúng giỗ tổ nghề được hiểu theo cách đơn giản thì đó là ngày cúng giỗ vị Tổ sư hoặc Đức Thánh Tổ đã có công sáng lập ra nghề hoặc là người đã có công trong việc truyền bá, phát triển ngành nghề đến mọi vùng miền trên khắp đất nước ta. Đa phần các ngành nghề có ngày lễ cúng giỗ tổ nghề là những ngành đã có lịch sử từ rất lâu đời và người tạo lập ra nghề đó đã được tôn vinh từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Việc tiến hành cúng giỗ tổ nghề cũng có nét tương đồng với việc chúng ta làm cúng giỗ cho ông bà tổ tiên nội ngoại vậy. Vì cúng giỗ tổ nghề cũng chỉ diễn ra vào thời điểm cố định trong năm (theo những tài liệu ghi chép lại hoặc từ sự truyền miệng của dân gian) và công việc cúng giỗ cũng gần giống như chúng ta chuẩn bị mâm cúng cho ông bà tổ tiên.
Có thể nói, lễ cúng giỗ tổ nghề là ngày quan trọng trong một năm đối với những người làm nghề và vào ngày cúng giỗ việc cúng lễ tổ nghề được xem là công việc chính yếu.
Ý nghĩa của mâm cúng giỗ tổ nghề.
Đối với những người đang làm việc, kinh doanh trong lĩnh vực nghề nào đó thì ngày cúng giỗ tổ nghề có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong ý thức từ bao đời nay của người Việt Nam thì các vị Tổ sư hoặc Đức Thánh Tổ không chỉ là người đã sáng lập ra nghề đó mà còn là người có công rất lớn trong việc gìn giữ, phát triển nghề cho các đời sau. Chính bởi vậy mà ngày cúng giỗ tổ nghề là ngày mà con cháu ở các đời sau tưởng nhớ công ơn, tôn vinh đối với các vị Tổ sư, Đức Thánh Tổ của nghề.
Việc tổ chức mâm lễ cúng giỗ tổ nghề là cách mà con cháu đời sau thể hiện tấm lòng chân thành, kính trọng, biết ơn của mình với vị tổ nghề và cũng là điều thể hiện sự cầu mong tổ nghề sẽ phù trì cho họ (những người làm nghề) có được sự may mắn, suôn sẻ và thuận lợi trong công việc.
Ở nhiều vùng miền tại nước ta thì ngày cúng giỗ tổ nghề là một ngày lễ hội lớn vì cả địa phương, khu vực đó đều làm nghề này. Có một số ngành nghề thì ngày giỗ tổ còn được gọi với cái tên khác là ngày giỗ phường. Điểm đặc biệt của ngày cúng giỗ tổ nghề là một số ngành nghề không chỉ có 1 mà có đến 2 hoặc 3 vị tổ nghề được dân gian Việt Nam thờ cúng.
Ngày kỵ nhật tức là ngày giỗ chính trong một năm mà những người cùng làm nghề sẽ tiến hành việc tổ chức lễ cúng giỗ tổ nghề chung. Có thể ở nhiều địa phương, vùng miền khác nhau trên đất nước ta cùng tổ chức lễ cúng giỗ tổ nghề theo tập tục của riêng từng vùng miền.
Những ngày giỗ tổ nghề truyền thống của Việt Nam.
Hiện nay có thể kể tới rất nhiều những làng nghề truyền thống khác nhau ở nước ta và nhiều ngày giỗ tổ nghề trên khắp đất nước. Thực tế đã cho chúng ta thấy là tuy cùng là một nghề nhưng vị tổ nghề ở mỗi địa phương lại có sự khác nhau và ngày cúng giỗ cũng khác nhau. Chẳng hạn như làng đá Bửu Long ở Đồng Nai thì thờ vị tổ nghề là Ngũ Đinh còn làng đá ở Ninh Vân thuộc tỉnh Ninh Bình lại thờ tổ nghề là Hoàng Sùng.
Nước Việt Nam có khá nhiều ngành nghề truyền thống vì thế mà ngày giỗ tổ nghề trên khắp nước ta cũng được tổ chức linh đình. Có một số ngày giỗ tổ nghề truyền thống nổi tiếng ở nước ta được nhiều người biết đến như:
- Ngày giỗ tổ nghề thợ may
- Ngày giỗ tổ nghề sân khấu
- Ngày giỗ tổ nghề xây dựng, nghề thợ hồ
- Ngày giỗ tổ nghề cơ khí
- Ngày giỗ tổ nghề kinh doanh, buôn bán
- Ngày giỗ tổ nghề đá, gốm
- Ngày giỗ tổ nghề thêu
- Ngày giỗ tổ nghề mộc
- Ngày giỗ tổ nghề nail, tóc
- Ngày giỗ tổ nghề Spa
- Ngày giỗ tổ nghề Makeup
- Ngày giỗ tổ nghề sửa xe
Vào ngày giỗ tổ thì các phường, các địa phương lại có nhiều hoạt động khác nhau để kỷ niệm ngày này. Trong lễ cúng, việc khấn vái được thực hiện theo đúng quy trình và lễ nghi tâm linh. Sau lễ cúng, mọi người cùng nhau tụ họp và chia sẻ công việc cũng như kinh nghiệm làm nghề để phát triển nghề thợ hồ tốt hơn. Việc chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề đầy đủ lễ vật là sự quan tâm hàng đầu của buổi lễ.
Cách chuẩn bị mâm lễ vật cúng giỗ tổ nghề đầy đủ và đơn giản nhất.
Mỗi ngành nghề lại có ngày cúng giỗ tổ nghề và cách thức chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề khác nhau. Đó là chưa kể đến cùng một vị tổ nghề và cùng ngày giỗ nhưng mỗi địa phương lại có cách cúng giỗ khác nhau. Chính vì thế mà tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng địa phương, vùng miền mà sẽ có cách chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề riêng.
Lễ vật chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề.
Việc sắm sửa các lễ vật trong mâm cúng giỗ tổ nghề cũng có sự thay đổi nhưng dù có thay đổi hay khác biệt như thế nào thì có một số lễ vật cơ bản luôn có mặt trong mâm cúng giỗ tổ nghề là:
- Lọ hoa tươi (nên chọn loại hoa có màu sắc sặc sỡ)
- Đĩa đựng trầu cau (có thể là lá trầu và chùm cau có số quả lẻ hoặc là trầu cau đã được têm thành hình cánh phượng)
- Rượu (có thể rót ra từng chén hoặc đựng trong chai, có thể chọn rượu trắng, rượu nếp hoặc loại rượu đặc sản của vùng quê đó đều được)
- 1 con gà luộc (chọn những con gà trống có mào to đẹp, màu vàng óng, thân hình không bị trầy xước)
- 1 con lợn sữa quay hoặc có thể thay thế bằng thủ lợn luộc
- Đĩa đựng trái cây (thường có 5 loại trái cây khác nhau, có thể chọn trái cây là đặc sản của vùng đó hoặc chọn trái cây theo mùa nhưng phải đảm bảo độ tươi ngon, có hình thức đẹp mắt, được bày biện, trang trí cẩn thận)
- Giấy cúng giỗ tổ ngành
- Nến (có thể là nến cốc hoặc nến cây)
- Nhang (hương) thường chọn loại nhang rồng phượng, có mùi thơm và tàn đẹp
- Bộ tiền vàng mã truyền thống
- Đĩa bánh kẹo (có thể chọn nhiều loại bánh kẹo từ truyền thống đặc sản cho đến hiện đại)
- Chè (có thể chọn nhiều loại chè khác nhau vì mỗi vùng miền lại có những đặc trưng về ẩm thực riêng)
- Xôi (thường là chọn xôi gấc, xôi đậu xanh, có nơi sẽ cúng xôi trắng hoặc các loại xôi khác theo tập tục của vùng)
Ngoài những lễ vật này thì mỗi lễ cúng giỗ tổ nghề khác nhau lại có thêm các lễ vật mang tính đặc trưng riêng của ngành nghề đó. Chẳng hạn như lễ vật cúng giỗ tổ nghề thợ mộc thì còn có thêm bánh hỏi, đĩa thịt heo quay hoặc bộ tam sên (gồm 1 quả trứng luộc, 1 con tôm hoặc cua luộc và 1 miếng thịt lợn luộc). Còn đối với lễ vật trong mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng thì lại có sự xuất hiện của rượu nếp, bánh bao, chả lụa, bánh chưng (hoặc bánh tét).
Dù việc sắm sửa các lễ vật cho mâm cúng ngày giỗ tổ nghề có nhiều hay ít thì điều đó không chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của người dâng mâm cúng mà còn cần phải đề cao sự chuẩn bị chu đáo với các lễ vật còn tươi ngon, đẹp mắt, có chất lượng tốt. Bởi đó là điều kiện tiên quyết thể hiện được tấm lòng chân thành của người đang làm nghề đối với tổ nghề của mình. Thông qua lễ vật họ hy vọng sẽ được tổ nghề phù họ giúp cho công việc được xuôi chèo mát mái, thành công, thuận lợi hơn.
[ cúng tổ nghề sửa xe | nghề làm đẹp | nghề Makeup | nghề sân khấu | nghề đóng phim | Nghề Nail | nghề mộc | Xây dựng | Nghề hớt tóc | nghề Spa | Massage | cơ khí | ngành điện tử ]
Cách bày trí mâm ngũ quả trái cây cúng giỗ tổ nghề.
Mâm ngũ quả không chỉ xuất hiện vào ngày lễ tết năm mới, ngày động thổ đất đai hay cúng rằm,… mà mâm ngũ quả còn được bày trí để làm vật cúng trong ngày giỗ tổ nghề. Tùy vào từng vùng miền địa phương với những đặc sản trái cây riêng biệt và còn tùy vào tín ngưỡng, niềm tin của người đang theo đuổi nghề mà họ sẽ chọn 5 loại trái cây có thể khác nhau.
Nho: Theo quan niệm phong thủy dân gian, nho là loại trái cây theo trùm, đại diện cho của cải vật chất xum xuê, tượng trưng cho sự thành công, may mắn, có thể hóa hung thành cát, tránh được những rủi ro, xui xẻo.
Đu đủ: Trong tên của loại trái cây này có một chữ “đủ” người ta cho rằng đây là loại trái cây đại diện cho sự đầy đủ, sung túc và thịnh vượng.
Phật thủ: đây là loại trái cây rất đặc trưng của người dân miền bắc, ở miền nam người ta thường thay bằng quả bưởi. Dân gian quan niệm phật thủ có hình dáng như những ngón tay ôm ấp và bảo vệ, giúp tránh khỏi những điều tai ương, gặp nhiều may mắn, mọi chuyện được suôn sẻ và như ý muốn.
Xoài: là một loại trái cây đặc trưng trên mâm ngũ quả của người miền nam, nhiều người cho rằng xoài biểu trưng cho sự phú quý, không thiếu thốn, mang lại nguồn kinh tế dồi dào và phát triển thịnh vượng.
Cách bày trí mâm ngũ quả không quá khắt khe, chỉ cần sao cho thật đẹp mắt, tươm tất là được. Nhưng nếu bạn đề cao tính chất phong thủy thì có thể bày trí mâm ngũ quả trái cây cúng giỗ tổ nghề theo quy luật ngũ hành tương sinh. Đó chính là lựa chọn những loại trái cây đại diện cho từng hành, ví dụ như chuối (hành mộc), Bưởi (hành thổ), táo (hành hỏa), nho (hành thủy) và mận trắng (hành kim). Sắp xếp theo quy luật kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ và thổ sinh kim. Bày trí từ phải qua trái để có thể tăng thêm sinh khí cho mâm ngũ quả và bàn cúng giỗ tổ nghề.
Một số lưu ý khác về mâm ngũ quả, đó chính là bạn cần phải chọn những loại trái cây có độ tươi, vừa chín tới, tránh trường hợp chọn phải những loại trái cây héo úa, quá chín. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nơi, mỗi cá nhân mà chọn những vật phẩm khác nhau, tuy nhiên việc quan trọng vẫn là chuẩn bị một mâm cúng tươm tất, giàu sinh khí, sạch sẽ để toát lên được vẻ tôn nghiêm, thể hiện được lòng thành của những người con trong nghề đối với vị tổ sư của mình.
Mẫu bài văn khấn cúng giỗ tổ nghề chuẩn nhất năm 2021.
Dưới đây là mẫu bài văn khấn ngày giỗ tổ nghề dành cho tất cả các ngành nghề khác nhau. Tín chủ đọc bài văn khấn chỉ cần thay đổi các phần về nội dung mời thánh tổ nghề và ngày cúng giỗ tổ nghề đó.
Nghi thức tiến hành cúng giỗ tổ nghề chuẩn tâm linh Việt.
Để cho lễ cúng của ông tổ nghề được diễn ra một cách suôn sẻ và có ý nghĩa đối với cả ngành nghề, chủ nhang cần lưu ý một số điều cơ bản sau:
- Việc chuẩn bị cần thực hiện bằng tấm lòng thành kính và sự chân thành.
- Bài văn khấn không được chuẩn bị qua loa mà phải được tham khảo từ những nguồn tâm linh tin cậy.
- Khi đọc lời cầu khấn cần phải đọc rõ ràng câu chữ, giọng đọc nghiêm túc, vừa đủ nghe.
- Khi nhang tàn, xin phép hạ lễ và hóa vàng, lúc này cần đốt cả bài văn khấn theo nếu như chủ lễ cầm đọc bằng giấy.
- Cúng giỗ ông tổ nghề thợ hồ cần phải được làm bài bản để duy trì nét đẹp truyền thống như một lời răn dạy đối với con cháu cần nhớ tới công lao của thế hệ đi trước. Do đó, nếu không có thời gian chuẩn bị chu đáo cho lễ cúng, bạn nên tìm đến đơn vị chuyên kinh doanh dịch vụ tâm linh đề đặt gói dịch vụ đồ lễ và tổ chức lễ cúng trọn gói.
- Khi làm lễ, chủ nhang và những người theo hầu, dự lễ cần phải ăn mặc nghiêm túc, không mặc đồ cộc, không phát ngôn bất lịch sự hoặc vô văn hóa.
Có nên sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói cho ngày giỗ tổ nghề?
Việc sắm sửa, chuẩn bị các lễ vật trong mâm cúng ngày giỗ tổ nghề có thể không nhiều về số lượng như một số các lễ cúng khác nên nếu có điều kiện về thời gian thì mọi người nên chọn mua đồ để dâng lên cúng lễ. Tuy nhiên, có nhiều người có thời gian nhưng lại không có kinh nghiệm trong việc chọn mua đồ lễ nên điều đó khiến họ cảm thấy khá băn khoăn.
Nếu mua đồ lễ cúng giỗ tổ nghề không có hình thức đẹp mắt, chất lượng tốt lại không được bày biện hài hòa, chỉnh chu thì khi dâng cúng sẽ phạm điều tối kỵ trong quan niệm về tâm linh của người Việt. Vì thế mà nhiều người đã quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói của Đồ cúng Việt Nam để giải quyết vấn đề băn khoăn này.
Khi sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói Đồ Cúng Nhân Tâm thì mọi nỗi lo liên quan đến việc sắm sửa lễ vật của bạn sẽ không còn nữa. Vì với kinh nghiệm trong nhiều năm hoạt động của mình thì Nhân Tâm sẽ lựa chọn cho bạn những lễ vật có hình thức đẹp mắt, tươi ngon nhất cùng chất lượng đảm bảo tốt nhất và đã được sắp xếp, bày biện một cách hoàn hảo nhất.
Đúng thời gian bạn yêu cầu thì mâm cúng sẽ được chuyển đến tận nơi và bạn chỉ cần tiến hành đưa mâm cúng lên để cúng giỗ tổ nghề. Điều này giúp cho bạn tiết kiệm được rất nhiều công sức, thời gian và cả chi phí nữa mà vẫn có được mâm cúng hoàn hảo theo đúng ý nguyện của mình để dâng lên tổ nghề.
Hãy liên hệ với Nhân Tâm để nhận được những tư vấn cụ thể trong việc chọn lễ vật trong mâm cúng giỗ tổ nghề cũng như chọn được mức giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của mình bạn nhé.
[ cúng tổ nghề làm đẹp | nghề Makeup | ngành sân khấu | nghề sửa xe | nghề đóng phim | Nghề Nail | Nghề làm tóc | nghề Spa | Massage | ngành mộc | Xây dựng | cơ khí | ngành điện tử | ông tổ ngành xây dựng là ai ]