Lễ tạ mộ cuối năm là gì? Văn khấn tạ mộ cuối năm chuẩn như thế nào? Mâm lễ vật cúng tạ mộ cuối năm gồm những gì? Tất cả đều có trong bài viết dưới đây, mời các bạn tham khảo nhé!

Nội Dung
Lễ cúng tạ mộ cuối năm đầy đủ thông tin nhất.
Lễ cúng tạ mộ cuối năm là dịp để mọi người cảm tạ thần linh, tổ tiên tại nhà hoặc ngoài phần mộ. Đây là một nghi lễ quan trọng của người Việt và mang đậm ý nghĩa, sắc thái tâm linh. Trong đó, mối lễ tạ mộ sẽ có những đặc trưng riêng.

Lễ cúng tạ mộ cuối năm bao gồm nhiều thủ tục, cần chuẩn bị nhiều thứ của mâm lễ cúng, bài văn khấn và rất nhiều vấn đề liên quan khác. Làm thế nào để chuẩn bị được nghi thức lễ cúng tạ mộ đầy đủ, tươm tất, xóa bỏ được những điều không may mắn, cầu bình an và rước tài lộc về nhà. Mời các bạn cùng theo dõi thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về lễ cúng tạ mộ.
Ý nghĩa của lễ tạ mộ cuối năm.
Lễ cúng tạ mộ là một trong những nét đẹp trong nghi thức tâm linh của người Việt từ xưa đến nay vẫn được giữ gìn và phát huy đến tận ngày nay. Con cháu ngày nay vẫn thực hiện lễ tạ mộ để giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của người Việt. Sau cùng, lễ cúng tạ hiện để cầu xin bề trên, các vị thần linh phù hộ cho gia đình và những người còn sống được bình an, cuộc sống và công việc được hưng thịnh hơn.
Lễ cúng tạ mộ còn có ý nghĩa nữa là tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần cai quản đã cho gia tiên, tổ tiên chúng ta nương nhờ ở đất đó. Khi tổ tiên ổn định thì mới có thể phù hộ, độ trì cho con cháu được.

Các công tác chuẩn bị và thực hiện nghi lễ cúng tạ mộ của gia chủ chính là để ỏ lòng biết ơn, cảm tạ với hy vọng thần linh và bề trên thấu hiểu tấm lòng thành mà ban phúc lành, bình an, phù hộ cho gia đình luôn được khỏe mạnh, tránh khỏi sự quấy phá của ma quỷ và cô hồn để cuộc sống và công việc được thuận lợi.
Ý nghĩa sâu xa của lễ cúng tạ mộ là để giáo dục con cháu luôn nhớ đến và phải giữ gìn một nét đẹp truyền thống tâm linh của dân tộc.
Lễ tạ mộ có thể thực hiện tại gia, tạ mộ ngoài đồng, tạ mộ tại ban phật và có nghi lễ, văn khấn tạ mộ và sắm lễ tạ mộ khác nhau tùy theo lễ tạ mộ.
Lễ cúng tạ mộ theo truyền thống người Việt có nhiều loại khác nhau.
Khi nhắc đến lễ cúng tạ một thì đây chỉ là tên gọi chung của một nghi thức quan trọng, hay nói cách khác lễ cúng tạ mộ theo phong tục của người Việt Nam có nhiều lễ cúng với tên gọi khác nhau nhằm mục đích cầu mong những điều tốt lành, bao gồm:
- Lễ tạ mộ cuối năm
- Lễ thanh minh (lễ tạ mộ đầu năm)
- Lễ tạ mộ khánh thành mới xây xong
- Lễ tạ mộ kết phát: lễ cúng này mang tính đặc trưng cao
- Lễ tạ mộ kết mối (mối đùn): dành cho những mộ được xây dựng kiên cố để bảo vệ hài cốt.

- Lễ tạ mộ phát kết thủy (thủy tụ): tức hiểu phần thi hài người mất được ngập trong nước hay ướp thủy mà không cải mộ. Gọi là một kết vì nếu như cải táng mộ nước sẽ trở nên đục và làm ảnh hưởng đến hài cốt chuyển sang màu đen.
- Lễ tạ mộ tam đại: lễ tạ cúng tổ tiên 3 đời của gia chủ
- Lễ, văn khấn tạ mộ 3 ngày, lễ tạ mộ ngày giỗ
- Lễ tạ mộ cúng rằm tháng 7
- Lễ tạ mộ của dòng họ, tộc
Trong đó lễ cúng tạ mộ cuối năm và cúng tạ mộ sau xây dựng là 2 lễ cũng quan trọng trong phong tục tập quán cúng lễ tạ mộ một là cảm tạ, hai là cầu ân. Còn lại những lễ cúng tạ mộ khác đều có những cách tạ khác nhau để cầu mong may mắn, bình an và nhiều tài lộc cho con cháu.
Lễ cúng tạ mộ cuối năm.
Những gì thực hiện cuối cùng thường để tưởng nhớ và biết ơn thf lễ cúng tạ mộ cuối năm cũng có ý nghĩa tương tự để thể hiện tấm lòng biết ơn và tưởng nhớ đến công ơn của tổ tiên và các đấng thần linh. Chúng ta luôn có quan niệm chết chưa phải là hết, nên trong phong tục của người Việt có quan niệm cẩn trọng đối với việc chôn cất và phụng thờ đối với người đã mất.
Người đã mất cũng sẽ có những điều chưa thực hiện được và họ cũng có một phần gắn kết với cuộc sống trần gian nên cần làm lễ tạ mộ cuối năm để mời tổ tiên và thần linh về hưởng lộc. Tổ tiên thì được ấm êm còn đối với thần linh chính là lời tạ ơn đã cho tổ tiên ta nương nhờ đất lành trong năm qua. Do vậy, lễ cúng tạ mộ cuối năm thường được tiến hành tổ chức ngoài mộ.
Vậy nên, mỗi dịp cuối năm chúng ta không thể quên được việc thực hiện lễ cúng tạ mộ ở ngoài phần mộ của gia tiên ở ngoài đồng. Đây là dịp để con cháu tụ họp về nơi đây dâng lời tạ ơn, cùng nhau dọn dẹp và làm lễ cúng tạ ơn mời tổ tiên theo con cháu về nhà ăn tết cho ấm cúng, đồng thời tạ ơn các vị thần linh cai quản chốn này đã cho tổ tiên ta nương nhờ trong năm qua. Cúng lễ tạ mộ cầu bình an, tài lộc là việc không thể thiếu.
Lễ cúng tạ mộ khánh thành.
Khi mới xây cất mộ cho người đã khuất cũng cần có làm lễ cúng tạ mộ vì đây là nghi thức rất quan trọng để xin ơn thần linh cho phép tổ tiên ta có thể ở chốn này, cầu xin người đã mất được yên nghỉ và phù hộ cho con cháu trong nhà nơi trần thế được bình an và may lành.
Vì phần mộ là một cái gì đó rất đáng được chú trọng về mặt tâm linh nên khi thực hiện bất cứ công việc gì như: xây mộ mới và bốc mộ đều cần sắm lễ, đọc văn khấn thật cẩn thận và đầy đủ để tránh những điều không hay xảy ra do làm phật ý bề trên.

Khi xây mộ là ta đã động chạm đến lãnh thổ của các vị thần linh cai quản chốn này rồi nên ngoài việc thực hiện lễ cúng khởi công xây dựng phần mộ thì ta còn cần chuẩn bị lễ cúng tạ mộ mới xây để cảm ơn các vị thần linh cai quản chốn này đã tạo điều kiện, giúp đỡ, ban đất yên nghỉ cho tổ tiên ta và tránh được gây họa cho các thành viên trong gia đình ở trần thế.
Chọn ngày giờ hoàng đạo để tiến hành làm lễ cúng tạ mộ.
Lễ tạ mộ là một phong tục truyền thống của người Việt, được hầu hết các gia đình vẫn giữ gìn nhưng hiện nay do có sự khác biệt giữa các miền mà mỗi nơi sẽ có cách thực hiện khác nhau. Nhưng đều có điểm chung là mọi người đều muốn chọn lễ cúng tạ mộ vào ngày giờ đẹp để công việc diễn ra được thuận lợi hơn. Thông thường sẽ có một số ngày lễ tạ mộ cố định và một số loại lễ tạ lăng mộ sẽ chọn ngày tốt.
Lễ cúng tạ mộ cuối năm nên chọn ngày nào?
Đối với lễ tạ mộ cuối năm đều sẽ được tiến hành vào thời điểm cuối năm sau ngày tiễn ông Công ông Táo về trời tức sau ngày 23 tháng chạp hằng năm cho đến hết ngày 30 Tết. Vào những ngày cuối năm cũ này các gia đình sẽ chọn ngày phù hợp nhất để dọn dẹp phần mộ tổ tiên sao cho sạch sẽ và làm làm lễ tạ mộ để mời tổ tiên về ăn tết và nói lời cảm ơn với thần linh canh giữ chốn này.
Chọn ngày cúng tạ mộ khánh thành.
Thông thường lễ cúng tạ mộ mới xây xong ta tiến hành khi công việc xây dựng mô vừa kết thúc nên việc chọn ngày phục thuộc vào chọn ngày xây mộ cho phù hợp. Trong chọn ngày xây mộ cần chú ý chọn ngày hợp tuổi, ngày đẹp để ngay sau đó có thể thuận tiện làm lễ cúng tạ mộ khánh thành hay lễ tạ mộ mới xây.
Chọn ngày hoàng đạo để làm lễ tạ mộ đầu năm, lễ thanh minh.
Thanh minh trong tiết tháng 3 là câu nói nói về thời điểm tốt để tiến hành lễ thanh minh hay lễ cúng tạ mộ đầu năm. Không cần mất nhiều công để chọn ngày như lễ cúng tạ mộ cuối năm nhưng để thực hiện lễ cúng được trọn vẹn cần chuẩn bị đồ lễ tạ mộ, cách viết sớ tạ mộ thanh minh trước ngày này.
Ngoài 2 lễ cúng tạ mộ như trên thì còn rất nhiều ngày lễ cúng tạ mộ khác trong năm như lễ cúng tạ mộ vào ngày giỗ của tổ tiên, lễ cúng tạ mộ vào tháng 7, lễ cúng tạ mộ kết, lễ cúng tạ mộ thủy sẽ có những ngày riêng như vào ngày giỗ hoặc xem ngày lễ cúng hợp phong thủy, hoàng đạo.
Lễ cúng tạ mộ cần chuẩn bị những gì theo phong tục Việt?
Trong lễ cúng tạ mộ gồm 2 phần chính: dọn dẹp, sắm lễ và bài văn khấn
Công việc dọn dẹp ai cũng có thể làm được để giữ gìn vệ sinh mộ, làm quang và đẹp hơn. Các công việc như phát cỏ dại, cây cối um tùm, bồi thêm đất lên phía bị lở, sơn sửa lại các phần mộ có dấu hiệu hư hại, lau chùi sạch sẽ. Lưu ý khi dọn dẹp mộ phải loại bỏ phần tổ các con vật ở trên mộ- điều kiêng kỵ không để được xảy ra. Phần mộ cũng như ngôi nhà vậy, nhà có sạch mới mát, mộ có sạch đẹp thì phần một mới tốt, khí được ổn định và tổ tiên dễ bình an, gia chủ được ban nhiều phước lộc.
[bài khấn tạ mộ cuối năm, bài cúng tạ mộ cuối năm, văn khấn ngoài mộ cuối năm, bài khấn tảo mộ cuối năm, văn khấn tại mộ cuối năm, mâm cúng tạ mộ, hướng dẫn cúng tạ mộ cuối năm]Chuẩn bị lễ cúng và bài văn khấn cho lễ cúng tạ mộ
Lễ cúng tạ mộ có ý nghĩa cảm tạ thần linh đã che chở và cho phép người đã mất được ngự ở chốn này đồng thời cầu xin ơn bề trên, tổ tiên cầu cho con cháu được bình an, may mắn và thuận lợi. Nên trong lễ cúng tạ mộ có 2 loại lễ cần chuẩn bị
Đi thăm mộ cần mua gì? Sắm lễ, bày lễ cúng tạ mộ ngoài đồng cuối năm là việc vô cùng quan trọng. Với ý nghĩa cảm tạ thần linh, thổ địa che chở cho người đã khuất và cảm tạ ông bà tổ tiên đã bảo vệ, phù hộ cho con cháu, mời tổ tiên về ăn tết. Vì vậy, phần sắm lễ tạ cuối năm sẽ phải gồm có 2 loại lễ.
Lễ cảm tạ thần linh cai quản
Để chuẩn bị lễ này cần ta chuẩn bị lễ mặn gồm mâm xôi và giò. Chuẩn bị lễ này đặt vào miếu ở gần mộ hoặc nếu không thì thực hiện ngay trên mộ để thực hiện khấn vái, tạ ơn.
Phần lễ tạ tổ tiên
Trong phần này cần chuẩn bị đầy đủ và tươm tất các lễ vật bao gồm: Hương, trái cây, hoa tươi, trầu cau, rượu trắng, chè thuốc, nến cốc, sớ lễ tạ mộ, vàng mã. Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm quần áo và vật dụng để dâng lên tổ tiên để các ngài được hưởng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện của gia đình mà ta chuẩn bị lễ cúng sao cho phù hợp nhưng cốt lõi vẫn là tấm lòng thành kính của gia chủ.
Tóm lại, lễ cúng tạ mộ là một phần trong phong tục Việt để tỏ lòng biết ơn đến thần linh và tổ tiên nên cần chuẩn bị chu đáo.