Thôi nôi là nghi lễ được lưu truyền từ bao đời nay. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của người Việt. Tuy nhiên tùy theo mỗi vùng miền sẽ có quan niệm, phong tục cúng kính riêng. Vậy cách cúng thôi nôi theo phong tục 3 miền sẽ được thực hiện như thế nào?
Với môi trường sống, phong tục tập quán khác nhau; nên các quan niệm cúng kính của mỗi vùng miền cũng mang đậm tính chất riêng. Chính vì lẽ đó để dễ dàng tổ chức được một nghi thức cúng thôi nôi đúng chuẩn theo từng vùng miền. Bạn cần am hiểu và nắm rõ về nó. Điều đó sẽ giúp gia đình có thể thực hiện đúng nghi thức theo phong tục; và mang đến những điều tốt nhất cho con trẻ. Thế nên hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cách cúng thôi nôi đúng phong tục 3 miền. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.

Nội Dung
Cúng thôi nôi theo phong tục Miền Bắc được thực hiện như thế nào?
Lễ vật chuẩn bị trong mâm cúng
Mâm cúng thôi nôi cho bé ở miền Bắc sẽ có những nét cơ bản giống các vùng miền khác. Tuy nhiên, mâm lễ ở miền Bắc sẽ có những điểm đặc trưng riêng. Cụ thể mâm cúng thôi nôi của bé ở miền Bắc sẽ bao gồm:
- Xôi: Thường là xôi trắng, xôi đậu xanh hoặc xôi đậu phộng. Chúng được bày ra 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn, được xếp đối xứng nhau 2 bên bàn lễ.
- Chè: Chè sẽ phụ thuộc vào giới tính của các bé. Cụ thể để cúng thôi nôi bé trai bố mẹ nên chuẩn bị chè đậu trắng. Còn bé gái là chè trôi nước. Và cũng chuẩn bị số lượng 13 chén. Trong đó 1 bát to và 12 chén nhỏ.
- Cháo trắng: bạn nên chuẩn bị 12 chén nhỏ và 1 chén lớn.
- 1 con gà luộc. Thường các gia đình sẽ chọn gà trống bắt chéo cánh để bày trong mâm cúng thôi nôi.
- Bộ tam sên: trứng luộc, tôm luộc và thịt heo luộc.
- 1 Mâm trái cây ngũ quả (5 loại trái cây cúng miền Bắc thường được chọn là 1 nải chuối, thanh long, táo, cam, nho, xoài,…)
- 1 bình hoa tươi (người miền Bắc thường chọn hoa cúc để đặt trong mâm cúng thôi nôi)
- 12 đĩa trầu cau.
- Trà, rượu, thuốc lá, nước lọc
- Quần áo giấy của bé (được gọi là “đồ thế” theo đúng giới tính của bé). Bố mje nhớ viết tên và ngày sinh của bé.
- Đèn cầy hoặc nến
- Nhang
Bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé ở miền Bắc
Bất kỳ trong một lễ cúng nào, văn khấn luôn là linh hồn của buổi lễ. Bởi chúng là cầu nối giúp bạn thể hiện được tấm lòng của mình; cũng như những điều cầu mong gửi đến các vị thần linh và ông bà tổ tiên.
Hiện nay việc chuẩn bị một bài văn khấn đúng phong tục, quan niệm của từng miền là điều rất đơn giản. Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo trên mạng xã hội. Hoặc trong những cuốn sách hướng dẫn nghi thức cúng thôi nôi của Việt Nam. Ngoài ra bạn có thể hỏi những người lớn có kinh nghiệm và am hiểu về nghi thức cúng thôi nôi.
Bài văn khấn sẽ không quá dài nên bạn có thể học thuộc nó. Nhưng để đảm bảo đọc đúng văn khấn tránh bị sai sót thì bạn nên in hoặc viết sẵn ra giấy. Sau đó tờ giấy này sẽ được đốt cùng với vàng mã.
Bài văn khấn sẽ giúp bạn thông báo với các vị thần linh, 12 Bà Mụ về ngày lễ thôi nôi của bé. Hơn nữa, chúng cũng giúp bạn thể hiện được những mong muốn tốt đẹp về tương lai; và sức khỏe cho bé với các bậc bề trên.
Đối với miền Trung cách thực hiện cúng thôi nôi cho bé có gì khác?
Lễ vật trong mâm cúng
Cũng giống như miền Bắc thì người miền Trung sẽ chuẩn bị nhiều lễ vật khác nhau; để dâng lên các bậc bề trên vào ngày cúng thôi nôi cho bé. Những lễ vật cần chuẩn bị trong mâm cúng thôi nôi cho bé theo phong tục miền Trung sẽ gồm:
- 1 mâm ngũ quả với các loại trái cây như: chuối, xoài, mãng cầu, dừa, đu đủ, táo, cam, thanh long, nhãn, na, dưa hấu… Tùy theo từng mùa mà bạn sẽ chọn 5 loại trái cây khác nhau; nhưng quan trọng nhất là chúng phải đảm bảo được sự tươi, mới, ngon.
- 1 con gà trống luộc được xếp chéo cánh
- 13 chén chè, trong đó bạn cần chuẩn bị 12 nhỏ và 1 lớn. Cũng giống như phong tục cúng thôi nôi ở miền Bắc. Nếu là bé trai thì chuẩn bị chè đậu trắng, còn bé gái thì sử dụng chè trôi nước.
- 13 đĩa xôi, trong đó sẽ có 12 đĩa nhỏ và 1 đĩa lớn. Phần lớn, người miền Trung thường chọn xôi đậu xanh hoặc xôi gấc để cúng.
- 13 chén cháo, trong đó bạn cần chuẩn bị 12 chén nhỏ và 1 bát lớn.
- 1 đĩa thịt
- Các loại bánh như: Bánh rán, bánh mè, bánh đúc, bánh lọc, bánh nậm, bánh giầy … Lưu ý mỗi một loại bánh sẽ được bày 1 đĩa khác nhau.
- 1 bình hoa tươi (cũng giống miền Bắc thì người miền Trung sẽ chọn hoa cúng để cúng thôi nôi cho bé)
- 1 cặp đèn cầy
- 1 bó nhang thơm để thắp.
- 12 miếng trầu đã têm và 1 lá trầu để nguyên
- 12 miếng cau được bổ sẵn và 1 trái cau để nguyên vỏ
- 1 bộ đồ hình nam/nữ thế (lưu ý bạn phải viết tên ngày tháng năm sinh của bé lên trên. Sau khi cúng xong sẽ đốt đi để giải hạn cho bé)
Bài văn khấn thôi nôi cho bé ở miền Trung
Cũng giống như lễ cúng thôi nôi cho bé ở miền Bắc; lễ cúng thôi nôi cho bé ở miền Trung cũng cần sử dụng một bài văn khấn trong nghi lễ này. Người đại diện gia đình là ông bà, cha mẹ sẽ thực hiện lễ cúng thôi nôi cho bé bằng cách đọc bài văn khấn này. Bên cạnh đó nhiều gia đình không có kinh nghiệm trong việc cúng kính; thì sẽ nhờ đến các thầy cúng để thực hiện lễ thôi nôi cho bé.
Nếu bố mẹ hay ông bà là người thực hiện lễ cúng thôi nôi cho bé; mọi người sẽ đọc bài văn khấn ngay khi bắt đầu thực hiện lễ thôi nôi. Mọi người nên đọc bài văn khấn với một giọng trang nghiêm, lịch sự; thể hiện được sự chân thành và kính trọng với các bậc bề trên. Còn đối với trường hợp nhờ đến các thầy cúng; sau khi thầy đọc xong văn khấn xong đại diện gia đình sẽ chắp tay cầu khấn những điều mình mong cầu.
Đối với miền Nam nghi thức cúng thôi nôi được thực hiện ra sao?
Lễ vật cúng thôi nôi cho bé ở miền Nam
Nhìn chung những lễ vật có trong mâm cúng ở miền Nam sẽ có những nét tương đồng đối với các miền khác. Nhưng vì một số thói quen và quan niệm cúng của người dân ở đây nên có một số món lễ vật có sự khác biệt một chút. Bạn hãy tham khảo các lễ vật cần có trong mâm lễ cúng thôi nôi miền Nam dưới đây để chuẩn bị cho tốt nhé.
– Xôi: Xôi cúng trong lễ thôi nôi cho bé ở miền Nam thường là xôi gấc được ép khuôn với hình dáng độc đáo, ấn tượng, vô cùng đẹp mắt. Đặc biệt đĩa xôi gấc sẽ được rắc đậu xanh lên trên để tăng thêm sự hấp dẫn và tăng sự thơm ngon cho lễ vật.
– Chè: Đối với người miền Nam thông thường sẽ chuẩn bị 2 loại chè để cúng là chè viên tam sắc hoặc chè đậu trắng. Nếu lễ cúng thôi nôi cho bé trai thì mọi người sẽ chuẩn bị chè đậu trắng, còn chè viên tam sắc sẽ được chuẩn bị cho lễ thôi nôi bé gái.
– 1 con heo sữa quay hoặc 1 cái đầu heo quay (việc chọn đầu heo hay nguyên con sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình)
– Bánh kẹo, nước ngọt.
– 1 con vịt luộc (thay vì cúng gà như miền Bắc, miền Trung thì miền Nam sẽ chuẩn bị 1 con vịt luộc)
– 1 mâm trái cây ngũ quả
– 1 bình hoa tươi (Người miền Nam thường chọn hoa đồng tiền hoặc cát tường để cúng thôi nôi cho bé. Đây cũng là nét khác biệt đặc trưng giữa miền Nam với các miền khác)
– 12 đĩa trầu cau được têm cánh phượng.
– Trà, rượu, thuốc lá, nước lọc
– Giấy tiền vàng bạc cúng thôi nôi cho bé
– Tiền vàng
– Bộ áo, hài bà mụ (nên chuẩn bị 13 bộ vì 12 Bà Mụ và 1 Bà Mụ chúa cai quản)
– Đèn cầy, nhang
Về bộ tam sên (Người dân miền Nam gọi là bộ tam sanh, họ cho rằng chúng không cần thiết trong mâm cúng thôi nôi cho bé. Bởi vì, theo quan niệm của họ, các bộ tam sên thường sử dụng cho lễ cúng cúng ông thần tài, thổ địa, ông táo… thì hợp hơn). Do đó, món lễ vật này thường không có trong mâm cúng thôi nôi cho bé của người miền Nam.
Bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé theo phong tục miền Nam
Nhìn chung bài văn khấn được dùng trong lễ cúng thôi nôi cho bé sẽ không có gì khác biệt giữa các vùng miền. Giống như miền Bắc, miền Trung thì bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé ở Miền Nam cũng đóng vai trò rất quan trọng. Chúng luôn được sử dụng khi bắt đầu thực hiện lễ cúng.
Như mọi người nhận thấy sự khác biệt giữa các văn khấn ở 3 miền bởi do giọng nói khác nhau và sử dụng từ ngữ địa phương riêng nên chúng trở nên khác biệt. Nên đây được xem là sự khác biệt duy nhất trong bài văn khấn của ba vùng miền.
Trên đây là các vật phẩm cần chuẩn bị cũng như cách cúng thôi nôi cho bé theo đúng phong tục 3 miền. Chỉ cần chuẩn bị tươm tất, đầy đủ các lễ vật, đọc đúng văn khấn và thể hiện lòng thành kính của mình đối với các bậc thần linh thì chắc chắn bạn sẽ đạt được điều mình mong cầu. Bên cạnh đó để có được mâm lễ cúng đúng chuẩn phong tục Việt và mang đậm bản sắc riêng của 3 miền thì bạn hãy đến ngay với Đặt Tiệc Nhân Tâm. Với kinh nghiệm và sự uy tín, thương hiệu của mình chắc chắn Đặt Tiệc Nhân Tâm sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu mà bạn đưa ra.