Cúng thần tài hàng tháng được xem như một nghi thức thờ phượng, cầu may và tài lộc cho công ty cũng như các gia chủ. Vậy việc cúng mỗi tháng này diễn ra như thế nào. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nội Dung
Tập tục thờ phượng Thần tài tại Việt Nam
Theo các tín ngưỡng từ người của Phương Đông thì thần tài là một trong các vị thần đang xem và giữ tiền tài của các nhà cũng như mang lại tài lộc nhiều cho gia chủ. Chính vì điều này, bạn có thể được thấy rất nhiều công ty, gia đình thờ thần tài, với mong muốn cầu xin người luôn phù hộ và độ trì cho tất cả các thành viên và công việc.
Ngoài ra, việc thờ thần tài còn giúp thần đồng hành trên con đường thăng tiến hướng đến những sự thành công trong học tập, việc làm và cuộc sống. Để việc thờ phượng thêm thành tâm hơn, người dân Việt thường dành ra những món ăn tự làm để cúng thần tài mỗi tháng.
Theo dân gian Việt Nam từ xưa đến nay, ngày thần tài hay còn được gọi là ngày thỉnh thần tài sẽ rơi vào ngày mùng 10 của mỗi tháng. Tuy nhiên, do cách sắp xếp cũng như cách bố trí của nhiều gia đình hiện nay mà việc đặt bát hương của thần tài và ông địa luôn chung một bàn thờ nên việc dâng cúng chung vào những ngày như mồng 1, ngày rằm hoặc mỗi ngày.
Ngày 10 tháng giêng được gọi là ngày Vía thần tài, đây được xem là một ngày rất quan trọng để thực hiện các nghi thức để rước may mắn, tài lộc về cho cuộc sống hay công ăn việc làm của mỗi người. Thần tài và thổ địa là hai vị thần được xem là đặc biệt quan trọng, chính vì vậy, họ có cũng thể vừa dùng đồ mặn vừa dùng đồ cúng chay, nên bạn cần phải nấu chuẩn bị các lễ vật cúng thật cẩn thận.
Cúng đồ mặn cho thần tài từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch:
Bạn cần chuẩn bị một bình bông vạn thọ, 5 cây hương, 5 loại trái cây khác nhau (bắt buộc trong đó phải có trái dừa), 5 chum rượu đế, 2 điếu thuốc, gạo, vàng mã, đèn cây (2 cây). Mâm cỗ cúng mặn gồm có 1 con tôm hoặc cua, 1 quả trứng, 1 miếng thịt ba chỉ. Tất cả đều là đồ luộc.
Cúng đồ chay cho thần tài từ tháng 6 đến tháng 12 âm lịch:
Để cúng chay trong thời điểm từ tháng 6 đến tháng 12 âm lịch bạn cần chuẩn bị một bình bông vạn thọ, 5 cây nhang, 5 loại trái cây khác nhau trong đó cần phải có dừa, 5 ly rượu đế, 2 điếu thuốc, 2 cây đèn sáp, gạo, vàng mã, muối hột. Mâm cúng chay sẽ có bánh chưng và bánh ngọt, tất cả đều phải làm chay hoàn toàn không có thịt.
Những lưu ý khi cúng thần tài hàng tháng
Sau khi tiến hành làm lễ cầu thần tài, bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau: Lau dọn bàn thờ và hãy tắm cho ông thần tài cứ mỗi tháng ít nhất một lần. Khi lắm cho thần tài bạn phải sử dụng rượu pha với nước hoặc dùng nước của lá bưởi. Khăn lau phải là khan sạch, chỉ dùng với mục đích để lau tượng và không sử dụng cho bất kỳ một việc nào khác.
Tuyệt đối không để cho các thú vật như mèo hoặc chó trèo vào quậy phá cũng như làm ô uế khu vực thờ thần tài. Việc cúng cũng như đọc các văn khấn thần tài sẽ dựa vào lòng thành tâm của người cúng. Tùy thuộc vào những mong muốn hay các mục đích của mình mà chủ nhà cần phải tìm hiểu và ghi rõ những vấn đề cần thiết.
Bạn có thể đốt hương cho thần tài vào mỗi buổi sáng hoặc vào thời điểm chiều tối từ khoảng 6h đến 7h, mỗi lần đốt cần sử dụng 5 cây hương. Vàng mã sau khi được thờ cúng vào mỗi tháng xong thì cần mang ra ngoài để đốt. Rượu kèm với nước thì tưới vào trong nhà để mang lại nhiều lộc.
Bánh, chè, trái cây hoặc những đồ ăn bạn tự làm khác không được chia cho những hàng xóm, bạn bè hay người ngoài, chỉ phân phát và sử dụng trong nhà. Điều này chắc chắn những thành viên trong gia đình sẽ luôn hưởng được những tài lộc của thần tài.
Vì sao cần phải thờ cúng thần tài hàng tháng
Thần tài được các người xưa trong dân gian gọi là ông Tài Bạch Tinh Quân hoặc có tên gọi khác là Triệu Công Nguyên Soái. Đây là một trong những vị thần có trong tín ngưỡng thờ phượng của người dân Việt Nam và một số nước khác ở phương Đông.
Theo những quan niệm riêng từ dân gian thì gia chủ nào khi thờ thần tài trong nhà sẽ mang lại may mắn, tiền bạc kèm theo con đường kinh doanh sẽ gặp được nhiều thuận lợi mà có ít gian nan trắc trở hơn.
Tại đất nước Việt Nam và nhất là ở miền Nam thì ông thần tài được gặp khi được thờ cúng tại bàn thờ chung của ông Địa. Bàn thờ sẽ không được đặt cao như các bàn thờ của tổ tiên mà sẽ được thiết kế thấp như những góc nhà hoặc góc cửa của doanh nghiệp.
Lễ vật khi bắt đầu cúng Thần tài cũng rất đơn giản và không quá cầu kỳ, đồ cúng còn tùy vào độ thành tâm của gia chủ. Bàn thờ thần tài chỉ cần có sập sơn có sơn son thếp vàng, góc trên được ghi 3 chữ Tụ Bảo Đường, phái bên trong là bài vị được viết trên giấy đỏ. Bài vị sẽ được thể hiện bằng mực nhũ kim với nội dung chính như sau:
Ngũ phương Ngũ Thổ Long Thần
Tiền hậu địa Chủ tài thần
Nội dung của hai câu thơ này có thể được thay đổi tuy nhiên bao giờ thì cũng phải trình bày thành một câu thơ đối mỗi bên sẽ có một câu. Ở phía trên đỉnh bàn thờ sẽ có thêm hai ngọn đèn được thắp liên tục khi gia chủ tiến hành thắp hương.
Hai bên của phái bên trái ở ngoài nhìn vào là ông thần tài, còn bên còn lại sẽ thờ thổ địa tức ông địa. Người Việt Nam có thể cúng thần tài vào mỗi ngày hoặc mỗi tháng. Tuy nhiên việc cúng thần tài vào mỗi ngày 10 được xem là quan trọng vì sẽ cầu tài lộc trong cả tháng.
Vào ngày vía thần tài nhiều cửa hàng, cơ sở buôn bán hoặc người kinh doanh sẽ tổ chức cúng thần tài. Nhiều người dân cũng tấp nập đi mua trang sức vàng, để cầu mong có được một năm mới làm ăn phát triển, học hành thuận lợi ít khó khăn.
Mâm cúng thần tài hàng tháng cần có những gì
Đối với những người mới bắt đầu cúng thần tài thì việc chuẩn bị các lễ vật cũng như các mâm cúng như thế nào là một điều không khỏi lo lắng cũng như băn khoăn, không biết phải chuẩn bị những gì cho đầy đủ.
Tuy nhiên, trên thực tế thì việc cúng thần tài sẽ rất đơn giản và không quá cầu kỳ, chủ yếu phụ thuộc vào tâm của người cúng. Việc chuẩn bị mâm cỗ sẽ theo phong tục dân gian từ xa xưa, những món trong mâm cúng cần phải chuẩn bị gồm có.
Hai cây nến, hương thắp, 3 cốc rượu, 3 cốc nước, gạo tẻ, muối sạch, tiền mã vàng, thuốc lá, bộ tam sên gồm có thịt heo luộc gồm có mỡ – nạc – da, 3 quả trứng luộc và 3 con tôm. Hoa tươi (hoa đồng tiền, hoa cúc vàng, hoa vạn thọ…) Tiền lẻ, đĩa bánh kẹo, 1 quả cau, 1 quả trầu, xôi đậu xanh. Nếu vào ngày vía thần tài bạn cũng có thể chuẩn bị thêm bánh hỏi, cá lóc nướng.
Vị trí đặt mâm cúng thần tài
Chính giữa ông địa và thần tài bạn cần phải đặt một hũ gạo, một hũ nước đầy và một hũ muối không nên bỏ vào quá đầy. ba hũ này vào ngày cuối năm cần phải thay mới. Bát nhang trên bàn thờ của Thần tài là một vật quan trọng chính vì vậy bạn cần phải hết sức chú ý vì nó ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp hoặc quá trình làm ăn của gia chủ.
Thông thường việc thay đổi bát nhang trong bàn thờ cần phải nhờ thầy phong thủy cần xem hướng nào thuận lợi để đặt. Nếu bát nhang bị xê dịch đi thì công việc làm ăn sẽ gặp nhiều bất lợi hoặc khó khăn. Vì vậy, để tránh động vào bát nhang thì khi lau chùi bàn thờ người ta cần phải dán cố định bát nhang vào bằng băng keo để tránh di chuyển.
Theo những nguyên lý đông bình tây quả thì người ta thường đặt lọ hoa ở bên phía tay phải và đĩa trái cây ở bên phía trái. Các loại hoa nên sử dụng để cúng thổ địa cũng như thần tài thường là hoa đồng tiền, vạn thọ, hoa cúc, hoa hồng… trái cây thì không cần cầu kỳ nhưng phải đầy đủ 5 quả, giống như mấm cúng cho tổ tiên.
Ngoài ra, trên bàn thờ của thần tài thì nhiều người còn đặt thêm cóc ngậm tiền tức là cóc 3 chân. Đây là một biểu tượng tượng trưng cho sự phồn thịnh giàu có về tiền bạc. Ông cóc được đặt ở phía bên trái hoặc ở phía trước thần tài, sáng quay cóc ra ngoài và tối nên quay cóc vào trong.
Ngoài cùng trên mặt đất, nhiều người thường đặt thêm một cái tô sứ có hoa văn thật đẹp, cạn lòng và luôn đổ đầy nước, kèm theo những bông hoa được ngắt cành rải trên bề mặt. Thường ngày, mọi người phải đốt nhang từ 6 đến 7h sáng và chiều tối từ 6h đến 7h tối mỗi lần đốt 5 cây hương.
Cần phải thay nước uống trước khi đốt hương, thay nước trong lọ hoa và chuối chưng phải trong giai đoạn chín vàng. Theo chuyên gia phong thủy thì khi cúng bạn nên cúng vào buổi sáng tầm từ 7h đến 9h là đẹp nhất.
Mọi người cần lưu ý việc cúng sẽ thực hiện tại nhà, văn phòng hoặc tại công ty để lấy may mắn chứ không được tổ chức tại đình, chùa. Những người không kinh doanh có thể tổ chức cúng tại nhà hoặc các đình đền khác. Trong lúc cúng việc đọc kinh khấn phải to rõ ràng, thành tâm để có được may mắn và phát lộc trong cả tháng.
Không được nói bậy, chửi tục trong trước, trong và sau khi cũng. Ăn mặc đàng hoàng, không luộm thuộm rách rưới khi cũng. Lộc chỉ dành cho người trong nhà, không mang cho người khác bên ngoài. Khi thờ cúng nên dùng nến hoặc đèn dầu, không sử dụng đèn điện nhấp nháy.
Trên đây là cách cúng thần tài vào mỗi tháng, nhiều người cũng có thể cúng vào mỗi ngày để tỏ lòng thành kính cũng như mong được phù hộ cho cuộc sống, làm ăn thuận lợi không gặp khó khăn. Hãy thắp thêm kẹo bánh, đồ ăn tùy vào lòng thành trước khi bán hàng nếu bạn kinh doanh nhé.
[ Cúng thần tài hàng tháng | hướng dẫn Cúng thần tài hàng tháng | lưu ý khi cúng thần tài hàng tháng | bài văn khấn cúng thần tài | chọn ngày cúng Thần tài | đặt mâm cúng thần tài hàng tháng trọn gói | lễ vật cúng Thần Tài hàng tháng ]