Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng để tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới với ý nghĩa cầu chúc một năm mới may mắn, bình an.
Cứ mỗi năm Tết đến, mâm cúng đêm giao thừa luôn được mọi nhà chuẩn bị một cách tươm tất và chu đáo nhất. Đó đã là một truyền thống được truyền từ bao đời nay, là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của nhân dân Việt Nam.

Nội Dung
Ý nghĩa của mâm cúng giao thừa
Nếu ngày 23 tháng Chạp tiễn ông Công ông Táo, tiễn thần, tiễn Phật lên chầu trời thì đến giao thừa là lúc đón các vị thần về cùng ăn tết với gia đình và cùng bắt đầu một năm mới. Bên cạnh đó, cứ hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế với ý nghĩa rằng để tiễn vị thần cũ đi và đón vị thần mới vào nhà. Với các mâm cúng và lòng thành của mình, ông cha ta cúng giao thừa với mong muốn tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đồng thời đón vị thần mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Do vậy, đây là một tập tục đẹp của dân tộc, thể hiện sự tri ân, báo đức đối với các vị thần thánh, ông bà tổ tiên cũng như cầu mong được gia hộ cho bình an, hạnh phúc và ấm no. Bên cạnh đó không thể thiếu được mâm cỗ gia tiên. Đây là mâm cỗ cũng cần được được chuẩn bị đầy đủ, bao gồm hương hoa, trầu cau, vàng mã.

Mâm cúng đón giao thừa gồm có những lễ vật nào
Những đồ lễ trong mâm cúng giao thừa đều là những món đồ quen thuộc mà ta thường gặp trong những mâm cúng khác. Tuy nhiên không vì thế mà ta chủ quan dẫn đến sai sót, thiếu hụt bất cứ đồ lễ nào. Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng sẽ to hay nhỏ. Và tùy từng vùng miền mà mâm cúng giao thừa cũng có sự khác nhau. Sau đây hãy tìm hiểu về mâm cúng của mỗi vùng miền để thấy được sự khác biệt này

Mâm cúng giao thừa của gia đình miền Bắc
Người miền Bắc thường có một mâm cúng giao thừa gồm những món ăn truyền thống. Thông thường, sẽ có các món ăn sau:
- Các món ăn nước như: Canh móng giò hầm măng, canh bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà.
- Các món mặn khác như: thịt gà luộc, giò, nem, đĩa giò xào, hành muối, bánh chưng hoặc bánh tét.
Mâm cỗ cúng giao thừa của gia đình miền Trung
Ở miền Trung, mâm cúng giao thừa thường sẽ có cả bánh chưng và bánh tét. Bên cạnh đó trong mâm cúng còn có những món sau đây:
- Dưa món
- Giò lụa Huế
- Thịt đông
- Thịt heo luộc
- Dưa giá
- Bát canh măng khô ninh
- Bát miến nấu lòng gà
- Cá chiên
- Chả ram
Mâm cơm cúng giao thừa của các gia đình miền Nam
Nếu để ý thì ta thấy mâm cúng của người miền nam thường là các món nguội. Bởi vì với khí hậu nắng nóng, các món nóng không thể bảo quản lâu. Cụ thể, mâm cỗ cúng giao thừa của người miền Nam bao gồm có những lễ vật sau đây:
- Một bát canh măng tươi
- Một bát canh khổ qua nhồi thịt
- Thịt kho hột vịt
- Gỏi tôm thịt
- Chả giò
- Dưa giá
- Củ kiệu
- Bánh tét (thường ăn kèm củ cải ngâm nước mắm)
Bên cạnh đó còn có các đồ cúng khác như:
- Trầu cau
- Mâm ngũ quả
- Hương nhang, đèn nến
- Muối, gạo
- Trà
- Bánh mứt các loại
- 1 bình hoa
- Vàng mã
Ý nghĩa một số lễ vật trong mâm cúng giao thừa
Đĩa ngũ quả
Không chỉ trong mâm cúng mụ đầy năm mà hầu như trong bất kỳ nâm cúng nào của người việt đều có mâm ngũ quả bởi ý nghĩa về sự đầy đủ, tròn trịa mà mâm ngũ quả mang. Tùy vào từng vùng miền mà mâm ngũ quả sẽ khác nhau. Nên chọn những quả đẹp mắt, có màu sắc tươi tắn, không héo úa. sắp xếp một cách gọn gàng, khéo léo để cả mâm cúng giao thừa được cân đối và hoàn hảo nhất

Hoa tươi
Những loài hoa luôn là biểu tượng cho sự may mắn cũng như tạo nét hài hòa, thẩm mỹ cho mâm cúng. Chúng ta có thể chọn các loài hoa dễ dàng mua ở chợ như hoa lay ơn, hoa đồng tiền, hoa cúc cho mâm cúng của gia đình mình. Những bông hoa được chọn cần tươi mới, không héo úa, có mùi hương thoang thoảng nhẹ dịu.
Các đồ mặn khác
Bất cứ mâm cúng nào của người Việt Nam đều phải có các món mặn như gà luộc, thịt kho, hoặc các món canh nước khác. Các lễ vật này biểu trưng cho sự đầy đủ, sung túc của gia đình và để cầu mong những điều may mắn sẽ đến trong năm mới tới.
Bánh chưng
Nói đến ngày tết thì chắc chắn không thể không nói đến bánh chưng. Bánh chưng hình vuông, màu xanh bên ngoài biểu trưng cho trời đất. Với mong muốn một năm mới tròn đầy, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng.
Nên sắp xếp mâm cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời là hợp lý nhất
Trong các lễ cúng giao thừa, mọi người vẫn thường phân vân không biết nên cúng trong nhà hay ngoài trời. Lý giải cho chuyện này, một chuyên gia về phong thủy cho biết, bao giờ cũng phải khấn ngoài trời, khấn Phật và các quan trước, xin trời Phật phù hộ, cầu cho gia đình được bình an. sau đó chúng ta mới làm lễ cúng trong nhà. Nếu gia đình bạn có sân vườn rộng rãi, bạn có thể bày một mâm cúng ngoài trời để mang lại cảm giác thoáng đãng, mát mẻ, tận hưởng không khí xuân đang đến. Cúng giao thừa quan trọng là sự thành tâm của mình. Tùy vào hoàn cảnh mà có thể linh hoạt các mâm cúng ở tùy nơi. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách cúng trong nhà và cúng ngoài trời để giúp các bạn chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ nhất.
Lễ cúng ngoài trời
Từ xưa, ông cha ta luôn rất quan trọng về lễ cúng giao thừa ngoài trời. Các lễ vật đều quen thuộc như mâm ngũ quả, hương nhang, bình hoa, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, vàng mã, gà trống luộc, xôi, bánh chưng và các món ăn mặn khác. Nếu bạn theo đạo phật thì vẫn có thể chuẩn bị một mâm cúng chay. Tất cả được bày lên bàn ở trước cửa nhà một cách trang trọng nhất. Khi giao thừa đến, người chủ gia đình thắp đèn, nến, rót rượu và thành tâm cầu khấn. Khi thắp hương, thường thì ta sẽ cắm hương vào bát gạo. Lưu ý phải cắm thẳng, không được cắm nghiêng.
Lễ vật cúng giao thừa trong nhà
Lễ vật cúng giao thừa trong nhà gồm có mâm ngũ quả, hương, đèn, nến, hoa, bánh kẹo, rượu, bánh chưng, giò hoặc chả, thịt gà, xôi gấc. Sau khi lễ vật được bàn thờ gia tiên một cách cẩn thận, gia chủ lần lượt đốt đèn nến, thắp hương. Tiếp theo đọc văn khấn giao thừa trong nhà.
Nhà chung cư nên cúng giao thừa thế nào là hợp lý
Ai cũng biết khi ở chung cư, không gian sẽ chật hẹp. Đặc biệt không diện tích dưới mặt đất nên việc cúng chỉ cần tập trung ở trong nhà. Không hoàn toàn nhất thiết cần cúng ngoài trời. Chỉ cần cúng trong nhà với một lòng thành tâm là bạn cũng có thể yên tâm cho một năm mới tốt lành. Nếu gia đình vẫn có nhu cầu cúng ngoài trời nên xuống dưới sân của nhà chung cư. Ở đó sẽ có một không gian thoáng đãng để cúng giao thừa. Việc cúng ngoài trời cần có khoảng không gian rộng để hưởng lộc xuân của đất trời. Do vậy khi đặt mâm lễ cần được đặt gần với mặt đất. Vì thế nếu cúng ở trên chung cư thì mâm cúng sẽ cách xa mặt đất. Như vậy không đúng theo nghi lễ.

Thời gian cúng giao thừa vào khi nào?
Đầu tiên nói đến cúng giao thừa ngoài sân, sau khi đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, chúng ta sẽ tiến hành nghi thức cúng giao thừa. Chọn ngày thời khắc năm cũ vừa kết thúc năm mới vừa sang tức là giờ hợi kết thúc (12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp âm lịch). Lúc này, gia chủ sẽ. tiến hành nghi lễ. Đại diện một người trong gia đình thắp nhang và tiến hành khấn vái. Một người có thể khấn cho tất cả các thành viên trong gia đình hoặc từng thành viên cầu khấn cho mình. Sau khi, cúng xong đợi nhang tàn khoảng 2/3 thì đi hóa vàng mã. Mâm cúng giao thừa thường sẽ không dọn dẹp mà để nguyên tới sáng.
Sau khi cúng giao thừa ngoài trời xong, chúng ta mới cúng giao thừa trong nhà. Khi khấn vái, chúng ta cần khấn xin vị thần Thổ Công, người trông coi nhà cửa sẽ cho ông bà tổ tiên vào nhà ăn Tết cùng cháu con.
Lưu ý trong mâm cúng giao thừa
- Sau khi thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời với mục đích đón quan Hành khiển mới, tiễn quan Hành khiển cũ thì lúc nào mới tổ chức làm lễ cúng giao thừa trong nhà.
- Mâm cúng phải chuẩn bị thật tươm tất. Tùy vào điều kiện mỗi gia đình sẽ có mâm cúng khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì vẫn cần chuẩn bị một cách chu đáo, cẩn thận
- Bên cạnh đó, vào đêm cúng giao thừa, kiêng kỵ người trong gia đình cãi vã, to tiếng với nhau, cần hòa thuận, vui vẻ, kiêng kỵ đổ vỡ đồ vật…
- Không nên soi gương vào đêm giao thừa. đây là quan niệm thời xưa vì cha ông ta cho rằng như vậy có thể nhìn thấy ma quỷ. Vì vậy khiến cả năm gặp điều không may.
- Trang phục khi cúng cũng cần lưu ý, tránh mặc những trang phục phản cảm, hở hang. Con trai nên mặc áo sơ vin, con gái có thể mặc váy nhưng tránh váy quá ngắn hoặc áo hở hang. Đầu tóc cần gọn gàng, sạch sẽ, không để tóc xõa gây vướng víu mất mỹ quan.
Mâm cúng giao thừa đầu năm là một mâm cúng không quá cầu kỳ để chuẩn bị, nhưng cần sự thành tâm, sự cẩn thận của gia đình. Để không mất nhiều thời gian mà vẫn chuẩn bị được một mâm cúng đầy đủ, hãy tham khảo Dịch vụ cung cấp mâm cúng của thương hiệu Đặt Tiệc Nhân Tâm. Đây là một thương hiệu được nhiều người tin tưởng để lựa chọn cho những nghi lễ quan trọng của bạn, nơi bạn có thể dễ dàng đặt những mâm cúng đầy đủ, chất lượng và đẹp mắt nhất. Những đồ lễ vật của đơn vị luôn được chuẩn bị một cách chu đáo, sạch sẽ, chất lượng với một giá cả hợp lý, phải chăng. Đơn vị cam kết luôn đưa ra được những dịch vụ mà khách hàng mong muốn nhất, đưa khách hàng đến sự hài lòng tuyệt đối.
Hãy bắt đầu một năm mới an khang, thịnh vượng, phát tài phát lộc bằng một mâm cúng đầy đủ, chất lượng với tất cả lòng thành của bạn.