Lễ cúng cất nóc nhà là một việc làm quan trọng. Tuy nhiên để chuẩn bị đầy đủ cho nghi thức này; bạn cần tìm hiểu khá nhiều công đoạn quan trọng; mà không được bỏ lỡ hay thiếu sót bất kỳ thông tin nào. Vậy lễ cất nóc gồm những gì?
Xây nhà là việc làm quan trọng và có ý nghĩa lớn trong cuộc sống mỗi người. Để cầu mong sự may mắn bình an; người chủ gia đình và các thành viên phải thực hiện nhiều công đoạn cúng khác nhau. Cúng kính trong mỗi giai đoạn làm nhà đều mang một ý nghĩa riêng. Do đó, việc nắm rõ nội dung và cách thức chuẩn bị sẽ giúp gia chủ đỡ mất thời gian hơn trong việc thực hiện. Cùng tìm hiểu thông tin về nghi thức này qua những nội dung sau đây!
Nội Dung
Ý nghĩa của việc cất nóc công trình, nhà ở
Nóc nhà là phần quan trọng của ngôi nhà; nhằm che nắng che mưa bảo vệ các thành viên trong gia đình. Ngôi nhà có vững vàng hay không nhờ vào phần móng; và ngôi nhà không thể hoàn thiện nếu thiếu đi phần nóc. Kể cả trong lời dạy của người xưa cũng có câu: “ con không cha như nhà không nóc”. Cha là phần quan trọng đời người như mái nhà là phần quan trọng của ngôi nhà; khi thiếu đi thì không còn là một nơi chốn hoàn thiện.
Lễ cất nóc nhà còn có tên gọi là lễ Thượng lương. Trong dân gian còn gọi là gác đòn dông. Bất kỳ nhà nào cũng phải có nóc mới được xem là một ngôi nhà hoàn thiện. Lễ cúng nóc nhà mang ý nghĩa tâm linh to lớn đối với việc xây dựng nhà ở và bản mệnh của chủ nhà.
Với tâm linh người Việt, lễ cất nóc là nghi thức khá quan trọng. Nó biểu tượng cho quyền lực, sự may mắn, thậm chí là đến tính mạng của chủ nhà. Ta vẫn hay nghe những chuyện xoay quanh sự kém may mắn của một gia chủ sau khi xây dựng ngôi nhà; hoặc nhiều gia đình phải làm lại lễ cất nóc; thực hiện việc cúng giải hạn do sơ sài trong khâu cất nóc. Kể cả những hoạt động sau này; nếu không quan trọng không được động chạm đến bộ phận đòn dông. Bởi nó như một phần quan trọng và thiêng liêng, nắm giữ sự sống của toàn bộ ngôi nhà.
Đây là những điều thực tế thường xảy ra trong đời sống. Do đó cần phải chú ý để có thể hoàn thiện việc cúng kính hoặc làm nghi thức cất nóc cho bài bản công phu. Cất nóc nhà còn cầu mong cho việc xây dựng nhà ở diễn ra thuận lợi; các thành viên được may mắn, sống bình an trong ngôi nhà mới xây. Sự thành tâm trong nghi thức cất nóc chính là những gửi gắm của gia chủ đến thần linh; mong muốn có được cuộc sống yên vui, được gia tiên phù trợ.
Lễ cất nóc công trình, nhà ở cần những bước gì?
Lễ cất nóc nhà nếu thực hiện đúng và đầy đủ cần theo quy trình nhiều bước quan trọng. Chuẩn bị nghi thức lễ cất nóc nhà sẽ không giống như việc cúng kính hàng ngày. Do đó, gia chủ và người thân cần có kế hoạch chuẩn bị cho kỹ lưỡng với các hoạt động sau đây:
Chọn ngày, chọn người thực hiện cất nóc nhà
Trong một nghi thức cúng bái, việc chọn ngày hết sức quan trọng. Với nghi thức làm lễ cúng cất nóc nhà cúng vậy, chọn ngày lành tháng tốt để thực hiện là việc làm cần phải có kế hoạch cụ thể. Ngày đẹp để tiến hành cúng là ngày hoàng đạo, hợp với cung mệnh, bổn mạng của gia chủ. Việc coi ngày có thể nhờ vào các thầy phong thủy có kinh nghiệm hoặc người lớn trong gia đình.

Cách chọn ngày cúng cất nóc nhà tốt, không được phạm vào thiên can địa chi và không phải là những ngày kiêng kỵ việc cất nóc nhà. Ngoài việc chọn ngày cần quan tâm đến giờ cúng. Giờ cúng nên là giờ tam hợp, hợp với mệnh của chủ nhà và hợp với người đứng cất nóc nhà hộ. Các giờ tuân thủ theo cách tính sau đây: Giờ Dần (3-5 giờ), giờ Tỵ (9-11 giờ), giờ Dậu (17-19 giờ), giờ Thân (15-17 giờ), giờ Thìn (7-9 giờ). Đây được coi là 6 khung giờ hoàng đạo, là khung giờ phù hợp nhất trong việc tổ chức lễ cúng cất nóc.
Chọn người thực hiện nghi thức cất nóc cũng khá quan trọng. Đây phải là người có tuổi hợp với việc cất nhà trong năm. Và người này cũng phải hợp với gia chủ. Đối với những người trẻ tuổi, thông thường rất kỵ việc đứng tuổi cất nhà. Do đó nên mượn những người trung hoặc lớn tuổi để đứng cất nhà. Muốn chọn được người phù hợp cần có sự bàn bạc và thống nhất trước khi thực hiện mọi nghi thức làm lễ cất nhà.
Cần chuẩn bị lễ vật thực hiện trong mâm cúng cất nóc công trình, nhà ở
Lễ cất nóc nhà khá quan trọng; tuy nhiên lễ vật đơn giản và không cầu kỳ như các nghi lễ khác. Tuy nhiên để tránh thiếu sót thì cần chú ý và kiểm tra cho kỹ lưỡng trước khi bày biện. Mâm lễ của lễ cúng cất nóc bao gồm các lễ vật sau:
- Gà trống luộc: 1 con xếp cánh đẹp mắt
- Xôi hoặc bánh chưng: 1 đĩa
- Muối, gạo: 1 đĩa
- Nước: 1 chai
- Rượu: 1 bình
- Thuốc lá: 1 gói
- Nước chè: 1 ấm
- Áo mũ quan thần linh giày màu đỏ, kiếm trắng: 1bộ
- Vàng hoa: 1 đinh
- Vằng tiền: 5 lễ
- Oẳn đỏ: 1 cái
- Trầu cau: 1 đĩa
- Ngũ quả: 1 đĩa
- Hoa: 1 bình hoa đỏ. Nên chọn hoa hồng, hoa cát tường..
- Bộ tam sên: 1 bộ
Chuẩn bị văn khấn đọc trong lễ cất nóc
Bài văn khấn trong mâm lễ cất nóc hay còn gọi là lễ thượng lương; sẽ bao gồm 2 phần là văn khấn các vị thần linh và văn khấn gia tiên. Mục đích của văn khấn là thể hiện lòng tôn kính đến các vị thần linh; muốn xin phép được đặt cất nóc nhà để hoàn thiện nghi thức cất nhà.
Đây là một nghi lễ quan trọng. Do đó gia chủ hoặc người đứng thực hiện phải chuẩn bị văn khấn cho kỹ càng trước khi tiến hành lễ cất nóc. Nội dung văn khấn này bạn có thể nhờ người có kinh nghiệm hoặc nhờ thầy phong thủy hướng dẫn. Tuy nhiên hiện nay trên các trang website nội dung này cũng khá phổ biến; bạn có thể tham khảo và chọn lọc để thực hiện.
Bài văn khấn trong nghi thức cất nóc nhà tương đối dài. Do đó nếu bạn tự thực hiện có thể ghi chép lại ra giấy rồi đọc trong buổi lễ cúng. Lưu ý trước khi đọc văn khấn cần thắp đèn lên hương; để nghênh thỉnh các vị thần rồi mới đọc. Âm lượng đọc văn khấn chỉ vừa đủ; thể hiện sự thành tâm của gia chủ hay người trực tiếp đứng lễ. Sau khi khấn xong thực hiện đốt bài văn khấn theo giấy hóa vàng.
Quan điểm về hạ lễ và hóa vàng mỗi vùng miền cũng có sự khác nhau. Một số gia đình có phong tục đợi khi hết lễ mới hóa vàng; nhưng một số gia đình lại hóa vàng khi hương đã quá nửa. Theo lý giải các vị thần thánh hưởng hương hoa nên nhanh chóng; việc hóa vàng trong thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng thời gian chờ đợi của thánh thần. Tuy nhiên nhiều quan niệm lại cho rằng hóa vàng sau khi tắt lễ sẽ thể hiện sự tôn kính nhất đối với bề trên. Cách lý giải nào cũng hợp lý và phù hợp. Do đó người đứng lễ thực hiện việc cúng cất nóc nhà chỉ cần làm theo phong tục của gia đình; địa phương sao cho hợp lý là được.
Cách chọn mâm ngũ quả khi thực hiện nghi lễ cúng cất nóc nhà
Lễ vật trong mâm cúng cất nóc khá đơn giản, phần quan trọng nhất chỉ có ở mâm ngũ quả. Tuy nhiên cách chọn mâm ngũ quả hợp lý và ý nghĩa sẽ giúp mang lại nhiều may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình. Mâm cúng ngũ quả xuất hiện trong nhiều dịp lễ quan trọng của người Việt. Tuy nhiên để hiểu được ý nghĩa của từng nghi thức không phải dễ dàng.
Trong mâm cúng cất nóc nhà, gia chủ và người thân cần chuẩn bị mâm ngũ quả cất nóc mang ý nghĩa Phúc – Quý- Thọ- Khang- Ninh. Đây là sự mong mỏi và mơ ước của mọi người khi muốn sống yên bình trong một ngôi nhà mới, luôn may mắn; và mang lại nhiều tài lộc. Lựa chọn mâm ngũ quả cho ngày làm lễ cất nóc nên chọn những loại có ý nghĩa đặc trưng riêng; tượng trưng cho ngũ hành như sau:
- Hành Thổ: nên chọn những trái cây có màu sắc đậm, gần như màu đất, vỏ nâu ví dụ hồng xiêm, dừa lửa, vú sữa, sung hay nho…
- Hành Kim: đại diện cho vật chất của cải, nên đặt ở giữa mâm, do đó chọn các loại quả tròn đầy đặn như bưởi, dưa lưới…
- Hành Mộc: nên chọn trái cây có sắc xanh lục, mang lại may mắn cho gia chủ như chuối, xoài xanh
- Hành Thủy: có thể chọn những loại quả màu trắng nhằm cầu an, mong mọi chuyện trong gia đạo được suôn sẻ an yên như lê trắng, dưa lê…
- Hành hỏa: chọn những loại quả có gam màu nóng thể hiện sự hưng thịnh, mạnh mẽ của gia chủ. Một số loại quả đại diện cho hệ này như táo đỏ, hồng…
Ngoài việc lựa chọn theo ý nghĩa ngũ hành thì chất lượng các loại quả cũng cần được quan tâm và chú trọng. Nên chọn những loại quả đẹp mắt, có màu sắc tươi sáng, lớp vỏ không bị trầy trụa và dập úng. Quả trước khi trưng bày lên mâm cúng cần phải rửa sạch, tháo hết các bao lưới bảo vệ.
Có nên chọn dịch vụ mâm cúng chuyên nghiệp trọn gói trong cất nóc nhà hay không?
Nghi lễ cất nóc nhà chỉ là một phần trong quá trình làm nhà. Vẫn còn khá nhiều các nghi thức phức tạp mà gia chủ phải thực hiện. Quy trình và nguyên tắc cúng kính gần như là giống nhau nhưng thời gian phải phân chia nhiều lần có thể khiến gia chủ và người nhà mất nhiều thời gian.
Hiểu được điều này dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói trong quá trình xây dựng nhà ở của Đồ Cúng Nhân Tâm ra đời. Nhằm mang lại cho khách hàng những giải pháp về các dịch vụ tâm linh trong đời sống một cách thuận tiện và phù hợp với văn hóa nhất. Chúng tôi cam kết những sản phẩm và dịch vụ luôn đúng nhu cầu của gia chủ, có giá cả theo đúng kế hoạch khách hàng yêu cầu. Với kinh nghiệm và sự nhiệt tình chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho quý khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi lựa chọn thương hiệu Đồ Cúng Nhân Tâm .