Cách làm lồng đèn bằng tre dưới đây sẽ giúp cho các bé vừa có được những món đồ dân gian ngộ nghĩnh lại hiểu hơn về truyền thống của quê hương mình.
Tre là vật liệu vừa phổ biến, thân thuộc lại rất dễ dàng tạo hình nhờ độ dẻo dai vốn có. Vì thế, chỉ với một vài thanh tre được vót tỉ mỉ, bạn có thể dễ dàng làm ra những chiếc lồng đèn thật sáng tạo trong dịp Trung thu sắp tới. Cùng Đặt Tiệc Nhân Tâm khám phá các cách làm lồng đèn bằng tre thật sáng tạo trong bài viết dưới đây.
Nội Dung
Vì sao Tết trung thu lại có rước đèn?
Theo sách Việt Nam phong tục thì tục treo lồng đèn, bày cỗ bắt nguồn từ th vua Đường Minh Hoàng. Chuyện kể rằng, vào ngày sinh nhật của vua, vua truyền cho thiên hạ mọi nơi đều phải treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó trở đi, những công việc này được coi như phong tục của người Việt.
Tục rước đèn thì có từ đời Tống. Trong thời vua Tống Nhân Tông, có con cá chép biến thành yêu. Nó cứ đêm trăng lại trở thành thiếu nữ và đi hại người. Bấy giờ viên quan Bao Công mới hạ lệnh khắp nơi làm đèn cá giống hình của nó rồi đi ngoài đường. Từ đó nó sợ và không còn đi hại người nữa. Dần dà, ông bà ta đã tổ chức hát Trống Quân khi đi rước đèn để tạo không khí tươi vui. Từ đó trở đi, điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình” đã trở thành truyền thống không bao giờ quên trong tâm thức người Việt.
Phong tục rước đèn Trung thu
Tết trung thu còn được gọi là Tết Đoàn Viên hay ngày tết dành cho thiếu nhi. Theo phong tục Việt, vào dịp này thì gia đình sẽ đoàn tụ bên nhau cùng bữa cơm mừng trung thu. Có thể làm hoặc mua vô số các loại đèn lồng khác nhau để trưng trong nhà lại hoặc cho trẻ đi rước đèn.
Nhắc đến Trung Thu thì không thể thiếu hình ảnh lấp lánh của những chiếc đèn lồng với nhiều màu sắc sặc sỡ. Tại Trung Quốc, đèn lồng thường được treo trước nhà. Bởi nó được người ta coi như biểu tượng của sự may mắn và bình an.
Mỗi một ngọn đèn được thắp sáng với đủ các dạng hình dáng khác nhau sẽ giúp cho các bạn nhỏ tránh khỏi những điều không may mà thỏa sức vui chơi. Vì thế mà có sự ra đời của tục “Rước đèn” vào mỗi đêm trăng Rằm hằng năm.
Để phong tục rước đèn trở nên sinh động và ý nghĩa hơn, các bạn nhỏ có thể cùng người thân làm những chiếc đèn lồng đa dạng hình thù. Chẳng hạn như đèn ông sao, con thú, đèn lồng,… Bên trong được đặt nến và đi rước khắp xóm, phố.
Tục rước đèn thời nay của người Việt
Dẫu nhịp sống thời nay có hiện đại hơn, những chiếc đèn lồng tự tay làm đã không còn phổ biến như xưa. Nhưng thay vào đó, các bạn nhỏ thường được cha mẹ mình mua cho những chiếc lồng đèn đẹp, bắt mắt hơn. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận tục rước đèn đêm trăng của thiếu nhi từ lâu đã góp phần làm nên nền văn hóa Phương Đông không thể phai mờ.
Tục rước đèn
Không chỉ rước đèn mà các em nhỏ cùng gia đình còn ngân nga những câu hát. Vừa đi vừa tràn ngập niềm vui. Hơn nữa còn thêm phần nhộn nhịp với tiếng trống rộn ràng khắp phố.
Tục thả đèn hoa đăng
Ngoài những mẫu đèn để đi rước thì còn kể đến đèn hoa đăng có hình dạng một bông hoa sen dịu dàng. Phong tục thả hoa đăng đã có từ lâu. Theo truyện kể rằng, vào đêm Rằm Tháng Tám, chỉ cần ghi ước nguyện vào chiếc đèn hoa đăng cùng thắp một ngọn nến và đem thả dưới sông là có thể thành hiện thực. Người ta tin rằng những lời ước này có thể đến với chú Cuội, chị Hằng- những nhân vật cổ tích Trung thu hiền lành, thường giúp đỡ mọi người.
Tục thả đèn Khổng Minh
Ngoài ra, còn một tục nữa không thể thiếu đó là “Đèn Khổng Minh”. Đây là loại đèn có nguồn gốc từ Trung Hoa nay đã du nhập vào Việt Nam. Loại đèn này có kích thước lớn, bọc giấy dán xung quanh cùng ngọn nến bên trong. Người ta sẽ viết nguyện vọng của mình lên chiếc đèn nhưng là thả cho bay lên trời. Vào dịp này, trên khắp bầu trời không khác nào những ngôi sao sáng lấp lánh rất đẹp mắt. Họ cầu mong cho tâm nguyện của mình sớm đến được với các vị thần.
Trong ánh trăng vàng với những chiếc đèn Khổng Minh làm rực sáng cả một bầu trời. Vừa làm nên khung cảnh lung linh, huyền ảo lại rất lãng mạn, thi vị vào đêm Trăng Rằm.
Cách làm lồng đèn bằng tre hình ông sao
lồng đèn bằng tre hình ông sao là biểu tượng đặc trưng nhất của ngày tết trung thu. Thời xưa, người ta thường rước đèn ông sao dưới ánh trăng sáng rọi trên con đường làng với tiếng trống lân vô cùng rạo rực. Hãy giữ riêng cho mình những giá trị truyền thống ấy và lan tỏa tới mọi người bằng cách làm lồng đèn đơn giản dưới đây:
Nguyên liệu chuẩn bị
- Tre
- Chỉ hoặc thép.
- Keo dán
- Giấy màu
- Bút, thước kẻ.
- Kéo và dao nhỏ.
Cách thực hiện
- Đầu tiên là gọt nhẵn tre: bạn nên chọn loại tre đã được chẻ nhỏ khi mua. Bạn chỉ cần dùng dao và gọt cho những que tre này nhẵn nhụi hơn. Đặc tính của tre là khá dẻo, nó có thể bẻ cong được mà không bị gãy. Bạn có thể sử dụng tới 10 chiếc que tre bằng nhau với kích thước theo sở thích của bạn.
- Đan tre: đan các que tre lại với nhau để trở thành ngôi sao 5 cánh với 5 que tre bằng nhau. Sau đó sử dụng sợi chỉ để cố định.
- Tạo hình lồng đèn: Đẽo 6 que tre ngắn khoảng 7-8 cm. Cột các đầu ngôi sao lại với nhau bằng chỉ hoặc thép. Đặt các thanh tre vừa trẻ nhỏ vào giữa như hình để cố định hình lồng đèn ông sao 3D.
- Dán giấy màu: Sau khi đã tạo thành các bước trên là đến công đoạn hoàn thiện với bước dán giấy màu. Bạn chỉ cần dùng keo dính quét lên mặt ngoài thành tre. Sau đó cắt miếng giấy màu và áp một mảng lớn giấy lên trên rồi cắt phần thừa đi.
- Gắn nến và dây treo/cầm: Đây là bước cuối cùng để bạn hoàn thiện một chiếc đèn lồng hình ngôi sao. Đặt một thanh ngang dưới đáy của ngôi sao để đặt nến vào bên trong và cần cân bằng để nến có thể đứng được. Phần nhọn trên đỉnh sẽ cột đoạn dây dài và cán vào để cầm.
Như vậy là bạn đã hoàn thành một chiếc lồng đèn bằng tre thật đơn giản cho con của mình đi chơi trung thu. Bạn có thể sáng tạo thêm một số hình vẽ để thêm phần sinh động cho chiếc đèn.
Cách làm lồng đèn bằng tre hình Angry Birds
Ngoài cách làm lồng đèn hình ngôi sao còn có vô vàn loại đèn với hình dáng khác nhau. Trong đó, đèn tre hình Angry Birds là loại đèn mà hầu hết các bạn nhỏ nào cũng đều yêu thích.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Một đoạn tre.
- Dao, bút chì, dây kẽm.
- Giấy màu hoặc giấy gói hoa dạng nilon.
- Dây buộc, keo nến.
Cách thực hiện
Bước 1: Chọn cây tre bánh tẻ (loại không quá già và không quá non). Sau đó ngâm vào nước khoảng 1 giờ để chẻ cho dễ. Sau khi đã ngâm xong, bạn hãy đem chẻ thành các nan mỏng rồi vót thật mỏng và mịn để uốn và tạo hình dễ hơn.
Bước 2: Uốn nan tre thành hình giọt lệ như hình rồi dùng dây buộc 2 đầu lại với nhau để làm khung đèn lồng. Bạn làm thêm 1 cái tương tự.
Bước 3: Dùng dây để buộc 2 đầu nhọn của 2 khung vào nhau.
Bước 4: Chẻ thêm 2 nan tre dài và 4 nan tre ngắn. Sau đó buộc chúng vào 2 bên khung đèn. Mục đích là cho chiếc đèn được phồng lên và chắc chắn hơn.
Bước 5: Cắt giấy bạn vừa chuẩn bị và dùng keo dán lên khung đèn vừa mới làm. Khi dán thì nhớ vuốt cho giấy thật căng, thật phẳng. Sau đó cắt phần thừa đi.
Bước 6: Dùng giấy màu cắt và dán mắt, mỏ, chân mày để thành hình dạng angry bird thật đáng yêu. Như vậy là đã hoàn thiện xong một chiếc lồng đèn trung thu hình chú angry bird thật sáng tạo và ngộ nghĩnh cho bé rồi.
Mâm cỗ ngày Rằm Trung thu
Sau tục rước đền thì không thể thiếu tục phá cỗ trung thu. Để tết Trung thu thêm hoàn hảo và ý nghĩa thì những mâm cỗ Trung thu truyền thống luôn được chú trọng. Đồ ăn chính gồm có:
Bánh Trung Thu, bánh dẻo, bánh nướng
Ngày xưa, bánh trung thu thường có hình vuông to, họa tiết hoa văn đơn giản, nhân chỉ là thập cẩm. Nhưng hiện nay người ta đã sáng tạo ra rất nhiều các loại bánh trung thu rất phong phú và đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, hoa văn và nhân. Nó giúp cho mâm cỗ trung thu trở nên phong phú và bắt mắt hơn.
Mâm Ngũ Quả
Mâm ngũ quả cũng không thể nào thiếu trong mâm cỗ trung thu. Trước kia, mâm ngũ quả ngày tết Trung thu chỉ có dưa hấu, hồng, đu đủ, bưởi, táo,… Nhưng với ngày nay, với tay nghề khéo léo của các bà nội trợ đã tạo ra nhiều hình dáng con vật khác nhau từ hoa quả. Chẳng hạn như là nhím lê nho, cá thang long, cua cam, cua táo… Điều này góp phần làm cho mâm cỗ trung thu thêm phần tươi mới và ấn tượng hơn.
Ý nghĩa của các loại quả trong mâm ngũ quả:
- Quả na: ước nguyện lộc sinh sôi nảy nở trong nhà.
- Chuối chín vàng, trái hồng tượng trưng cho sự hy vọng những điều khấn nguyện sẽ được đáp ứng.
- Dưa hấu hoặc dưa vàng là biểu tượng của sự bình an.
- Quả lựu tượng trưng cho may mắn, ngọt ngào.
- Quả bưởi biểu tượng của điều tốt lành.
Cách làm lồng đèn bằng tre mà Đặt Tiệc Nhân Tâm đem đến hy vọng sẽ giúp bạn đón được ngày Tết trung thu thật ý nghĩa.