Mâm lễ cúng ngày rằm tháng 8 chắc chắn phải có món bánh trung thu, có nghi thức truyền thống và những nét đẹp tinh thần. Để chuẩn bị cho dịp lễ cúng vô cùng quan trọng, bạn muốn tự mình làm bánh trung thu nhân đậu xanh để dâng lên cúng và cùng gia đình sum vầy thưởng thức? Hãy cùng tham khảo cách làm đơn giản, thực hiện tại nhà vừa nhanh chóng lại vừa thơm ngon.
Nội Dung
Những nghi thức truyền thống trong ngày rằm tháng 8
Ngày rằm tháng 8 hay còn có tên gọi khác là tết trung thu hoặc là tết trông trăng, đây được xem là một ngày lễ truyền thống với người Việt Nam. Trong ngày này người ta thường tổ chức rất nhiều hoạt động, từ cúng kiến theo quan niệm tâm linh và còn những hoạt động vui chơi giải trí.
Ngày rằm tháng 8 thường được tổ chức vào ngày 14 hoặc ngày 15 tháng 8 âm lịch, bởi lẽ có cái tên là tết trung thu vì đây là khoảng thời gian ở giữa mùa thu. Vào lúc này thì nhiều nơi ở Châu Á sẽ kết thúc mùa vụ của mình, người ta cũng coi đây là một lễ hội để mọi người cùng vui chơi sau một khoảng thời gian làm lụng vất vả. Bên cạnh đó, nguồn gốc của tết trung thu còn có rất nhiều giai thoại và điển tích khác, những tập tục trong ngày này đã trở thành một phần không thể nào thiếu đi trong đời sống tâm linh truyền thống cũng như tinh thần của người Việt Nam.
Vào ngày này, các gia đình sẽ tổ chức cúng tổ tiên, mâm cúng có thể chỉ đơn giản thôi, không cần quá cầu kỳ hay thịnh soạn. Bên cạnh đó, nhiều người còn bày mâm cỗ để trẻ con phá, cùng người thân đoàn viên ăn bánh và ngắm trăng. Ngoài ra các hoạt động vui chơi cũng vô cùng nhộn nhịp như là múa lân, làm lồng đèn, rước đèn,…
Thời điểm tiến hành cúng ngày rằm tháng 8 chuẩn nhất
Ngày rằm tháng 8 hằng năm được diễn ra chính thức vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch, nhiều gia đình vì thuận tiện thì sẽ làm trước vào ngày 14, tuy nhiên theo lời khuyên của các chuyên gia thì tốt nhất vẫn nên tổ chức vào ngày chính rằm, đó chính là ngày 15 âm lịch. Tuy nhiên, điều cốt lõi vẫn là gia chủ phải có lòng thành thì mới có thể đạt được ý nghĩa thực sự của việc cúng kiến trong ngày rằm tháng 8.
Trước ngày tiến hành làm lễ, bạn cũng nên chuẩn bị trước những lễ vật cần thiết, ví dụ như mua bánh trung thu để sẵn hoặc là tự làm bánh để có thể dâng lên bàn thờ tổ tiên. Nhiều gia đình muốn tổ chức lễ cúng lớn hơn có thể mua nhiều loại bánh kẹo, trái cây và hương hoa thịnh soạn. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà có thể linh động chuẩn bị. Vì quan trọng vẫn là tấm lòng, bởi lẽ ngày này cũng được gọi là tết đoàn viên, vì mang ý nghĩa sum vầy, hội họp.
Những ai còn có người thân bên cạnh sẽ cùng ngắm trăng, ăn bánh. Bên cạnh đó, người ta dâng lễ để cúng bàn thờ gia tiên cũng với mong muốn nhớ đến người thân đã khuất. Đây được xem là một giá trị tâm linh, tinh thần cần có, là nét đẹp văn hóa không thể nào thiếu đi trong tâm hồn và đời sống người Việt.
Cách làm bánh nướng trung thu cúng tết đoàn viên nhân đậu xanh truyền thống
Vào ngày rằm tháng 8, hầu như bất cứ một gia đình nào cũng đều chuẩn bị bánh trung thu, nhiều người vì bận rộn nên chọn mua ở ngoài nhưng một số khác thì lại muốn tự tay làm bánh để dâng lên cúng cũng như là cùng người thân thưởng thức, ngắm trăng. Bên cạnh đó, khi bạn tự tay mình làm bánh, dùng để làm quà biếu cho ông bà, cha mẹ ở trong gia đình hay các đồng nghiệp, đối tác thì thật sự là rất ý nghĩa. Bạn muốn làm bánh nướng với nhân đậu xanh truyền thống tại nhà? Hãy cùng xem cách chuẩn bị nguyên liệu và quy trình làm ra sao nhé!
Nguyên liệu để làm bánh nướng trung thu truyền thống nhân đậu xanh
Thường thì bánh trung thu sẽ có hai loại bánh đặc trưng là bánh nướng và bánh dẻo. Trong bài viết này thì chúng tôi sẽ mách bạn cách làm bánh nướng nhân đậu xanh truyền thống. Lưu ý là nguyên liệu có thể gia giảm nhiều hoặc ít, dưới đây là số lượng tham khảo.
- Nguyên liệu dùng để làm nước đường cho bánh: khoảng 1kg đường cát, nửa trái chanh tươi và 600ml nước lọc bình thường.
- Nguyên liệu làm vỏ bánh nướng: khoảng 300g bột mì (có thể dùng loại bột làm bánh khác), tách lấy 2 lòng đỏ trứng gà, một ít mật ong, dầu ăn và bơ đậu phộng.
- Nguyên liệu dùng để làm nhân cho bánh: Khoảng 200g đậu xanh đã được đãi vỏ, 150g đường cát, dầu ăn và một ít bột bánh dẻo.
- Nguyên liệu để quét mặt ngoài của bánh: tách lấy 1 lòng đỏ trứng gà, khoảng 1 muỗng cà phê dầu ăn và 1 muỗng sữa tươi cùng một ít nước đường quết bánh.
Tiến hành làm bánh nướng trung thu nhân đậu xanh cho rằm tháng 8
Các bước tiến hành làm bánh sẽ bao gồm 4 công đoạn, đầu tiên là làm nước đường, sau đó sẽ làm vỏ bánh, làm nhân bánh và cuối cùng là ép khuôn.
Bước 1: Làm nước đường cho bánh nướng trung thu
Cho lượng đường đã chuẩn bị vào nước khuấy đều đến khi tan hết, bỏ lên bếp nấu cho sôi và vớt bọt. Tiếp đó là vắt nước cốt chanh rồi cho vào nồi. Tiếp tục nấu đường cho đến khi sôi, lưu ý là chỉ đun nhỏ lửa, khi thấy nước đã sôi lăn tăn thì tắt bếp để nguội.
Nước đường sẽ giúp cho vỏ bánh có vị ngọt, thơm và đẹp mắt hơn, các bạn có thể nấu nước đường trước tầm một hai ngày hoặc lâu hơn. Lưu ý trong quá trình nấu không nên khuấy đường, điều này sẽ làm nước bị sệt lại. Chính vì vậy mà thời gian nấu đường sẽ lâu nhưng hãy kiên nhẫn chờ đợi nhé.
Bước 2: Làm nhân bánh đậu xanh
Đậu xanh tiến hành ngâm nước ít nhất là 4 cho đến 6 tiếng, nếu có điều kiện tốt nhất hãy ngâm qua đêm. Sau đó rửa sơ lại đậu cho sạch, bỏ vào nồi nấu cho đến khi đậu mềm và chín.
Cho đậu đã nấu chín vào máy xay thật nhuyễn, còn nếu nhà bạn không có máy xay thì có thể dùng muỗng để tán nát đậu. Tiếp đến là sẽ cho thành phẩm đậu vào chảo, bỏ đường và một chút xíu muối. Song, hòa tan khoảng 30g bột bánh dẻo với một chút nước cùng với dầu ăn, đổ vào đậu và bắt đầu sên. Lưu ý nhỏ lửa để tránh cho đậu bị cháy.
Sên cho đến khi nào cảm thấy đậu dẻo và khô nước, có thể tắt bếp, để nguội. Tùy theo kích thước bánh to hay nhỏ, nhiều nhân hay ít nhân, bạn có thể linh động nặn nhân bánh thành hình tròn.
Bước 3: Làm vỏ bánh nướng trung thu
Bước đầu tiên là cho một lượng nước đường vừa phải, khoảng 210g vào 2 lòng đỏ trứng, thêm mật ong, bơ đậu phộng và dầu ăn đã chuẩn bị. Thực hiện khuấy cho thật đều và ủ trong vòng 2 tiếng.
Sau khi đã ủ hỗn hợp đủ thời gian, bạn lấy ra và cho từng muỗng bột mì vào, lưu ý là cho bột mì tới đâu thì phải khuấy liền tới đó cho thật đều. Làm từ từ cho đến khi tạo ra được một khối bột dẻo mịn. Tiến hành bọc kín bột lại, để bột nghỉ trong vòng nửa tiếng.
Cuối cùng là lấy bột ra, chia thành từng khối tròn vừa phải, đủ để bọc nhân kín lại.
Bước 4: Ép khuôn cho bánh
Lấy vỏ bánh ra cán mỏng và đều, bỏ nhân vào vo tròn rồi tiến hành ép vào khuôn. Cần lưu ý là hãy quét một lớp dầu ăn mỏng lên thành khuôn để khi định hình bánh không bị dính. Khuôn có thể mua ngoài chợ, hình dáng và kích thước tùy theo sở thích mà lựa chọn.
Thực hiện nướng bánh trung thu bằng những cách đơn giản, tại nhà
Nhiều gia đình nếu có lò nướng hoặc loại nồi chiên không dầu thì quá đơn giản cho việc nướng bánh. Tuy nhiên nhiều gia đình thì lại không có, chính vì vậy mà nhân đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cả hai cách nướng để bất cứ ai cũng có thể thực hiện một cách dễ dàng.
Nướng bánh bằng nồi cơm điện, không cần dùng lò nướng
Dành cho những gia đình không có lò nướng, bạn có thể sử dụng nồi cơm điện. Tiến hành cắm điện, bật chế độ cook cho nồi nóng lên, quét một lớp dầu ăn mỏng hoặc là lót giấy nến. Sau đó, quét lớp nước đường lên bánh bỏ vào nồi bắt đầu nướng. Cho đến khi nút bật qua chế độ hâm thì bạn đợi khoảng 10p rồi lại tiến hành bấm nấu tiếp. Thực hiện nước từ 2 – 3 lần, lưu ý mỗi lần nướng tiếp cần phải quét thêm một lớp nước đường để tránh cho bánh bị khô và đảm bảo vỏ bánh bóng đẹp, mềm ngon.
Nướng bánh bằng lò nướng và loại nồi chiên không dầu
Khi nướng bằng lò nướng và nồi chiên không dầu thì bạn nên để nhiệt độ là 180 độ C và thời gian nướng là 10 phút. Sau đó lấy bánh ra quét thêm nước đường một lượt nữa, nướng tiếp từ 5 phút cho đến 10 phút là được. Thành phẩm bánh vàng đều, thơm và mềm là coi như đã thành công.
Hướng dẫn bạn cách chuẩn bị mâm cúng đầy đủ cho tết đoàn viên
Thường thì vào ngày rằm tháng 8, các gia đình sẽ tiến hành chuẩn bị mâm cúng để dâng lên bàn thờ tổ tiên, bao gồm nhiều lễ vật đơn giản và ấm cúng, không cần phải quá bày vẽ hay cầu kỳ. Bạn có thể tham khảo qua một số món không thể nào thiếu trên mâm cỗ cúng ngày rằm tháng 8 nhé!
- Các loại bánh trung thu như bánh dẻo, bánh nướng, nhiều nơi còn dùng bánh pía để cúng.
- Các loại hoa quả trái cây và một bình hoa tươi (không nên cúng hoa giả).
- Xôi cốm .
Có thể thấy mâm cúng ngày rằm tháng 8 nghiêng về lễ ngọt (lễ chay) hơn là lễ mặn như những ngày lễ khác. Tùy vào vùng miền và mỗi gia đình mà bạn có thể gia giảm sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh mâm cúng chính để dâng lên bàn thờ tổ tiên, nhiều người còn chuẩn bị thêm một mâm cỗ bánh kẹo để cho trẻ em phá cỗ, đây là một hoạt động vui chơi cực kỳ truyền thống.
Rất hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn. Hãy liên hệ với đơn vị Đặt Tiệc Nhân Tâm khi bạn cần dịch vụ cung cấp mâm cúng, cỗ cúng trọn gói, lễ vật ngon, sạch và an toàn.
[ trung thu | mâm lễ vật cúng trung thu | trung thu có cần làm lễ cúng không | cách làm bánh trung thu | hướng dẫn làm bánh trung thu ]