Tất tần tật về bánh Trung Thu và cách làm bánh Trung Thu hiện đại

Các bạn theo bánh Trung Thu truyền thống hay hiện đại? Chúng ta cùng tìm hiểu tất tần tật về bánh Trung Thu và cách làm bánh Trung Thu hiện đại nhé.

Bánh Trung Thu từ lâu đã là một nét văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt Nam và một số nước khác ở Châu Á. Khi những nét truyền thống được dung hòa thêm những nét hiện đại. Thì luôn tạo nên những nét đạp hài hòa và tính tế. Bánh Trung Thu là một loại bánh lưu giữ nhiều giá trị truyền thống và được thổi vào những làn gió hiện đại mới. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về bánh Trung Thu và cách làm bánh Trung Thu hiện đại nhé.

Nguồn gốc bánh Trung Thu

Tết Trung Thu là một lễ hội lớn tại các quốc gia như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore…Ở Việt Nam thường diễn ra tết Trung Thu vào ngày rằm tháng 8 theo lịch âm. Tức là ngày 15 tháng 8 hằng năm theo lịch Việt Nam chính là tết Trung Thu hay còn gọi là tết đoàn viên.

Bánh Trung Thu xuất phát từ Trung Quốc. Đây là một món ăn đặc trưng vào dịp tết Trung Thu ở rất nhiều nước. Vào ngày này được cùng người thân ăn bánh Trung Thu mới được coi là trọn vẹn.

Phân loại bánh trung thu

Bánh Trung Thu truyền thống

Tùy theo phong tục tập quán của nhiều quốc gia khác nhau. Hay khẩu vị của nhiều người thuộc nhiều vùng miền khác nhau. Mà bánh Trung Thu truyền thống có những biến thể khác nhau về hình dạng, màu sắc, nhân bánh, cách làm.

Ở Việt Nam thì bánh Trung Thu truyền thống có hai loại là bánh nướng và bánh dẻo. Với nhiều loại nhân mặn ngọt nhưng thường thấy nhất là có nhân thập cẩm, nhân đậu xanh,… Bánh Trung Thu thường có dạng hình tròn và hình vuông và đều có màu sắc là màu vàng đặc trưng. Với dạng tròn có đường kính từ 10 cm. Còn bánh hình vuông có chiều dài từ 7cm đến 8cm cùng với chiều cao khoảng 4cm đến 5 cm. Tùy bánh lớn nhỏ mà có kích cỡ và trọng lượng không giống nhau.  Ngoài ra thì bánh Trung Thu truyền thống còn có nhiều kiểu dáng mang ý nghĩa tốt lành như kiểu lợn mẹ với đàn con, cá chép.

Bánh trung thu hiện đại

Tuy vẫn lưu giữ trọn vẹn những giá trị truyền thống. Nhưng ngày nay người ta vẫn thường phát huy sáng tạo, tạo ra nhiều loại bánh trung thu hiện đại. Với màu sắc bắt mắt, mùi vị lạ miệng,… rất thu hút người tiêu dùng. Các loại bánh Trung Thu hiện đại thường có sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống và hiện đại. 

>>  Bán hàng online có cần cúng khai trương không?

Nếu như bánh Trung Thu truyền thống chỉ quanh quẩn những kiểu như: trứng muối được bao bọc bởi đậu xanh hay khoai môn, hoặc thập cẩm. Thì để tạo ra những hương vị mới lạ hơn thì trứng muối có thể thay thế bằng các hương liệu như: cà phê, sô-cô-la, các loại trái cây. Với lớp vỏ không còn là bánh nướng nữa mà được sáng tạo ra nhiều kiểu vỏ như: vỏ bánh nhiều lớp, vỏ bánh dẻo, vỏ hình cầu. 

Đáp ứng nhu cầu của những người yêu thích nhưng không muốn ăn các loại bánh Trung Thu bình thường. Ngoài ra còn có bánh trung thu chay dành cho người ăn chay hay những chiếc bánh ít đường dành cho người ăn kiêng.

Cách làm bánh Trung Thu hiện đại

Nói về bánh Trung Thu hiện đại thì có rất nhiều loại. Đa dạng từ màu sắc, nguyên liệu, kiểu bánh, cách làm, mùi vị. Còn có bánh Trung Thu hiện đại của Việt Nam và bánh Trung Thu hiện đại của các nước khác được du nhập vào Việt Nam. Từ đó lại có những sáng chế, biến tấu tạo ra rất nhiều loại bánh Trung Thu hiện đại không giống nhau. Dưới đây là một số cách làm bánh trung thu hiện đại được yêu thích gần đây:

Bánh Trung Thu ngàn lớp:

Nguyên liệu:

  • 200g Dừa tươi nạo( cắt) sợi 
  • 90g sữa đặc có đường 
  • 100g nước cốt dừa
  • 25g – 35g bột bánh dẻo hoặc bột bánh in
  • 30g – 40g mè trắng hay còn gọi là vừng
  • 5ml Vanilla
  • 75g bột mì đa dụng
  • 70g Shortening
  • 10g đường Icing
  • 35ml nước ấm
  • 3 giọt giấm chua

Cách làm:

Dừa tươi đem đi nạo thành những sợi nhỏ, càng nhỏ càng tốt. Sau đó đem dừa sợi đi trộn với sữa đặc. Sau khi trộn đều hỗn hợp lên thì để yên khoảng 45 phút. Trường hợp nếu dừa đã ướp sữa mà vẫn còn bị quá khô thì nên rưới thêm nước cốt dừa vào. Sao cho hỗn hợp không quá khô cũng không quá ướt.

Tiếp theo cho nước cốt dừa lên bếp rồi đun ở lửa lớn cho nóng lên. Rồi đem hỗn hợp dừa sợi bỏ vào rồi khuấy đều tay. Hạ lửa xuống thấp, sên đến khi hỗn hợp nước gần bay hơi hết thì tắt bếp để cho nguội.

Sau đó cho bột bánh dẻo, vừng (mè) và vanilla vào hỗn hợp đã để nguội rồi trộn đều lên. Lúc này ta sẽ thu được khoảng 320g đến 330g nhân sữa dừa.

Tiếp đến ta sẽ cho bột mì, shortening và đường bột trộn đều lại với nhau. Thêm nước và giấm từ từ vào rồi nhồi bột đến khi bột hòa quyện với nhau thành một hỗn hợp. Rồi bọc kín bột để tránh tiếp xúc quá nhiều với không khí, để bột nghỉ khoảng 30 phút. 

Sau khi đã làm xong phần bột màu trắng thì tiếp tục làm bột màu theo các bước tương tự như bột trắng. Nhưng thêm một ít màu để tạo màu sắc, tránh thêm quá nhiều sẽ làm nhão bột và có thể làm thay đổi mùi vị.

>>  Dịch vụ cung cấp lễ vật mâm cúng đổ bê tông làm nhà?

Sau khi để bột nghỉ ngơi 30 phút thì chia mỗi loại thành 2 phần bằng nhau.  Rồi cán thành từng lớp mỏng sao cho bột màu nằm trên bột trắng. Cần phải cán bột nhẹ nhàng và từ từ để bột màu không bị đẩy ra ngoài và bột trắng không bị rách. Cán đến khi đạt độ mỏng tầm khoảng 3mm đến 5 mm thì cuốn tấm bột lại thành thỏi dài.

Tiếp tục cán bột theo chiều dài, khi bột mỏng ra thì lại cuốn lại. Lúc này chia bột thành 3 phần bằng nhau. Làm tương tự với các phần bột còn lại, lúc này chúng ta sẽ có tổng cộng 6 cục bột thành phẩm.

Sau đó lấy từng cục bột cán mỏng rồi múc khoảng 35g – 40g nhân bánh và gói lại. Khi gói bánh cần miết bột cẩn thận, tránh bột có khe hở hay nhân bị lòi ra ngoài.

Bật lò ở nhiệt độ 180 độ C nên bật cho lò nóng trước khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó cho bánh vào nướng bánh trong khoảng thời gian từ 25 – 30 phút. Bánh chín thì lấy ra để nguội, có thể dùng được ngay hoặc có thể bảo quản trong 3 đến 4 ngày.

Bánh Trung Thu Red Velvet

Nguyên liệu

  • Nhân chocolate rum nho: Nho khô, mơ, mận: 75 g
  • Rượu Rum: 20ml – 30 ml
  • Đậu đỏ khô hoặc đậu xanh đã cà vỏ: 100 g
  • Nước sôi: 200ml – 300 ml
  • Đường: 40 g
  • Cafe đậm và nóng: 20 ml
  • Cacao: 8g – 10 g
  • Dầu dừa hoặc dầu đậu phộng: 35 g
  • Phần vỏ bánh và nướng: Bột mì: 120 g
  • Nước đường bánh nướng: 80 g
  • Dầu ăn: 5 g
  • Lòng đỏ trứng: 10 g
  • Bơ đậu phộng loại mịn: 5 g
  • Nước ép từ củ dền: 8 ml
  • Bột màu củ dền: 1 g

Cách làm bánh

Đem nho khô với rượu Rum trộn lại với nhau. Ngâm trong khoảng 8 giờ đồng hồ thì nho khô sẽ ngấm rượu và nở mềm ra.

Rửa sạch đậu rồi đem ngâm qua đêm với 150 ml nước nóng cho đậu mềm. Sau đó đem đậu đi rửa sạch lần nữa rồi cho nước và đường vào nấu đến khi đậu nhừ. Sau đó đem đi xay với nhiều nước để được một hỗn hợp đậu hơi lỏng. 

Sau đó đem đậu xay trộn đều với bột cacao đã hòa tan trong cafe nóng. Rồi đun ở lửa vừa bắt đầu sên, cho dầu dừa từ từ vào tiếp tục đảo đều tay trên bếp lửa. Sau khi cho hết dầu dừa vào thì cho phần nho khô đã ngâm rượu vào. Sên đến khi hỗn hợp sệt lại hòa quyện thành một khối khô có độ mềm, dẻo và bóng thì tắt lửa. Để nguội rồi chia nhỏ thành khối khoảng 30g.

Đầu tiên, rây bột thật mịn. Cho từ từ và lần lượt các nguyên liệu còn lại vào đảo đều. Nhẹ nhàng đánh bột từ trong ra ngoài sao cho thành một hỗn hợp hòa quyện lại với nhau.

>>  Cúng mùng 2 tết và những điều bạn cần biết

Khi bột đã hòa quyện thành một khối thì dùng tay nhào nặn đến khi bột dẻo mịn. Đậy kín bột lại tránh tiếp xúc với không khí sẽ làm bột bị khô. Để bột nghỉ trong vòng 30 phút. Sau thời gian 30 phút thì chia bột thành nhiều phần nhỏ cán mỏng rồi bọc nhân lại. Sau đó đem từng khối bột đã bọc nhân cho vào khuôn ép thành hình bánh trung thu.

Cho 10g lòng đỏ trứng gà và 10g lòng trắng trứng cùng với 3ml đến 5ml nước củ dền rồi đánh tan hỗn hợp. Lọc qua rây sẽ được một hỗn hợp quét lên mặt bánh. Nướng bánh với nhiệt độ 170 độ C. Và nướng bánh trong 5 đến 7 phút. Sau đó xịt hỗn hợp vừa pha lên mặt bánh rồi tiếp tục nướng như vậy 3 lần thì bánh chín.

Trong trường hợp sau khi nướng xong mà vỏ bánh quá mềm. Thì có thể bật lò ở nhiệt độ 110 độ C rồi cho bánh vào lò thêm 5 đến 7 phút. Bánh có thể sử dụng trong 3 ngày, nên bỏ bánh vào bọc kín có gói hút ẩm để bảo quản.

Đặt mâm cúng trọn gói chất lượng cao ở đâu?

Trên đây là cách làm hai loại bánh Trung Thu hiện đại được khá nhiều người yêu thích trong thời gian gần đây. Ngoài ra còn có vô số các loại bánh trung thu hiện đại độc đáo và lạ miệng như: bánh Trung Thu rau câu phô mai, bánh Trung Thu Hàn Quốc, bánh Trung Thu Đài Loan.

Thông qua sự sáng tạo của con người mà bánh Trung Thu được khoác lên mình một lớp áo hiện đại. Với những kiểu bánh bắt mắt, mùi vị ngon tuyệt. Hoàn toàn có thể làm siêu lòng bất cứ ai. Bánh Trung Thu truyền thống vốn đã rất ngon, bánh Trung Thu hiện đại cũng không hề kém cạnh. Trong ngày tết Trung Thu thì mọi người đều có thể ăn những miếng bánh ngon lành với những hương vị khác nhau. Có thể ra các cửa hàng lựa chọn các loại bánh Trung Thu rồi mua về. Còn nếu có thời gian thì hãy thử sức làm bánh trung thu tại nhà nhé. Biết đâu bạn lại có thể sáng tạo ra thêm một kiểu bánh trung thu hiện đại thì sao? 

Nếu bạn quá bận rộn không thể chuẩn bị một cái tết Trung Thu đủ đầy. Thì đừng lo lắng, hãy liên hệ ngay với Đặt Tiệc Nhân Tâm. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng với các dịch vụ tại đây. Đặt Tiệc Nhân Tâm chuyên cung cấp các mâm cúng, đồ cúng,.. luôn là một đơn vị uy tín và nhận được nhiều phản hồi tích cực cùng với sự hài lòng của khách hàng. Hãy liên hệ với Đặt Tiệc Nhân Tâm qua Hotline: nếu có nhu cầu nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *