Có nhiều cách làm bánh trung thu thập cẩm bạn có thể học để tự mình tạo nên những chiếc bánh truyền thống độc đáo, vẹn tròn yêu thương trong ngày Tết Đoàn Viên.
Bạn là người yêu thích món bánh trung thu? Bạn muốn học cách làm bánh trung thu thập cẩm để tự mình làm bánh ngay tại nhà? Vậy thì bạn đừng bỏ qua những chia sẻ trong bài viết sau của chúng tôi. Chắc chắn, việc trổ tài làm bánh tại nhà sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Nội Dung
- 1 Làm bánh trung thu thập cẩm cần chuẩn bị loại nhân gì?
- 2 Lượng calo có trong bánh trung thu nhân thập cẩm là bao nhiêu?
- 3 Hướng dẫn cách làm bánh trung thu thập cẩm hấp dẫn
- 4 Ý nghĩa của việc ăn bánh trung thu
- 5 7 điều thú vị về cách ăn bánh trung thu của người Việt không phải ai cũng biết
- 5.1 Không nên ăn bánh trung thu thay bữa sáng
- 5.2 Ăn bánh trung thu cùng với bưởi
- 5.3 Ăn bánh trung thu nên có thêm trà
- 5.4 Không nên ăn bánh trung thu khi đang đói
- 5.5 Nên ăn bánh trung thu từng miếng nhỏ và ăn chậm
- 5.6 Không ăn bánh trung thu sau khi lao động mệt mỏi
- 5.7 Nên ăn bánh trung thu cùng bạn bè, người thân
Làm bánh trung thu thập cẩm cần chuẩn bị loại nhân gì?
Thực ra, cách làm bánh trung thu thập cẩm có sự đa dạng trong việc chuẩn bị nhân. Tùy theo khẩu vị, sở thích của mỗi người để có sự chuẩn bị nhân khác nhau. Có người thích nhân các loại hạt bên trong như: hạt sen, hạt bí, hạt đậu…Nhưng cũng có người thích nhân vi cá, nhân yến, nhân thịt gà, nhân trứng muối…Vì vậy, việc lựa chọn nguyên liệu làm nhân cần có sự cân nhắc thật kỹ. Bởi điều này quyết định đến việc bạn có hài lòng hay không khi thưởng thức món bánh trung thu tự tay làm.
Lượng calo có trong bánh trung thu nhân thập cẩm là bao nhiêu?
Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, một chiếc bánh trung thu có thể chứa từ 800 – 100 calo. Lượng calo này bằng ½ nhu cầu calo mỗi ngày với một người trưởng thành. Như vậy, nếu 1 ngày bạn ăn đủ 2 chiếc bánh trung thu đồng nghĩa với việc ngày hôm đó bạn không cần ăn gì thêm mà vẫn đủ năng lượng để hoạt động và làm việc.

Hướng dẫn cách làm bánh trung thu thập cẩm hấp dẫn
Có không ít cách làm bánh trung thu thập cẩm bạn có thể học để làm bánh ngay tại nhà. Dưới đây, chúng tôi sẽ “bật mí” 5 cách làm bánh trung thu hấp dẫn nhất để bạn có thể tham khảo. Hy vọng, thông tin của chúng tôi sẽ giúp bạn có được những món bánh “nhà làm” bổ dưỡng, thơm ngon và đảm bảo vệ sinh nhất.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
Nguyên liệu cho vỏ bánh
- Bột mì: 240gr
- Nước đường bánh nướng: 160gr
- 1 lòng đỏ trứng gà
- Dầu ăn: 30gr
- Ngũ vị hương: ¼ muỗng cafe
- Baking soda: ¼ muỗng cafe
Nguyên liệu làm phần nhân
- Mứt hạt sen, hạt điều, hạt dưa, mẻ trắng, bí xanh, dưa xanh, mứt bí, mứt tắc: mỗi loại 50gr
- Mỡ đường: 50gr
- Lạp xưởng: 100gr
- Khô gà: 100gr
Nguyên liệu kết dính phần nhân
- Rượu: 50ml
- Dầu hào: 40g
- Bột nếp: 50gr
- Ngũ vị hương: ¼ muỗng cafe
- Dầu ăn: 30ml
Nguyên liệu dùng để quét mặt ngoài bánh trung thu
- 1 lòng đỏ trứng gà
- Mật ong: 2 muỗng cafe
- Lòng trắng trứng gà: ½ cái
- Sữa tươi không đường: 2 muỗng cafe
- Dầu mè: 2 muỗng cafe.

Các bước làm bánh trung thu nhân thập cẩm
Cách làm bánh trung thu thập cẩm cũng không quá khó khăn. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau là có thể có được món bánh thơm ngon, hấp dẫn như mong đợi.
Bước 1
Đem nước đường cùng với bơ đậu phộng vào chung một cái nồi lớn. Dùng muỗng đánh tan hỗn hợp. Sau đó, bạn cho các nguyên liệu dùng để làm vỏ bánh trộnđều với hỗn hợp vừa tạo. Nhồi đến khi bột dẻo thì dùng túi nilon bịt kín lại.
Bước 2
Bạn lấy các loại hạt chuẩn bị cho phần nhân đem rang giòn. Hạt có kích thước lớn thì đem giã nhỏ. Tiếp theo, bạn đem luộc sơ phần lạp xưởng đã chuẩn bị và cắt nhỏ. Bạn đem tất cả nguyên liệu chuẩn bị làm nhân thập cẩm trộn đều với nhau. Sau đó, cho phần nguyên liệu dùng để kết dính nhân vào trộn chung. Đối với trứng muối, bạn đập ra và lấy lòng đỏ đem rửa sạch. Ngâm lòng đỏ vào trong rượu tầm 3 phút rồi quết lên một lớp dầu ăn ngoài lòng trứng. Đem vào lò nướng khoảng 7 phút là được.
Sau khi lòng đỏ trứng muối được nướng xong; bạn dùng nhân thập cẩm bọc bên ngoài. Làm lần lượt đến khi hết phần nhân. Lưu ý, phần trứng nên đặt nằm cân đối giữa nhân.
Bước 3
Bạn lấy bột đã nhồi trước đó đem chia thành các phần bằng với số lượng nhân đã chuẩn bị. Sau đó, dùng cán để cán bột thật mỏng. Dùng bột để bọc phần nhân đã chuẩn bị rồi đem bỏ vào khuôn bánh. Lưu ý, để việc lấy bánh ra khỏi khuôn dễ dàng, trước khi cho bánh vào, bạn nên dùng ít dầu ăn để bôi xung quanh khuôn.
Bước 4
Cho bánh vào khay và đưa vào lò nướng ở nhiệt độ khoảng 200 độ C. Sau 10 phút bạn lấy bánh ra ngoài rồi dùng hỗn hợp quét mặt bánh để quét xung quanh bánh vừa nướng. Tiếp theo, bạn đưa bánh vào lò và nướng khoảng 15 phút nữa là xong.
Bước 5
Sau khi lấy bánh ra khỏi lò nướng, bạn nên để bánh nguội và đem đi bảo quản. Lúc này, bánh vẫn còn đang cứng ở phần vỏ và nhân còn ướt. Chờ khoảng 2- 3 ngày sau ăn bánh trung thu mới thực sự thơm ngon, hấp dẫn.
Ý nghĩa của việc ăn bánh trung thu
Bên cạnh việc tìm hiểu cách làm bánh trung thu thập cẩm thì bạn cũng nên biết vì sao người Việt lại có truyền thống ăn bánh trung thu. Đây là loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên, Tết thiếu nhi của người dân Việt Nam. Vào ngày này, người Việt thường dùng bánh trung thu để làm quà tặng hay đặt trên mâm cúng. Loại bánh này tượng trưng cho sự viên mãn, tròn đầy. Nó không chỉ là một món ăn đơn thuần mà còn chứa đựng nét nhân văn trong đời sống tinh thần người Việt.
Chỉ cần nhìn bánh trung thu là người Việt nhớ đến giây phút đoàn viên, sum vầy cùng người thân trong đêm trăng rằm tháng Tám. Hơn thế nữa, bánh trung thu còn là cách để con cháu thể hiện sự hiếu kính, quan tâm đối với ông bà, cha mẹ trong ngày Tết độc đáo này của người Việt.
7 điều thú vị về cách ăn bánh trung thu của người Việt không phải ai cũng biết
Nắm được cách làm bánh trung thu thập cẩm đã khó nhưng ăn bánh sao cho đúng cách cũng không phải là điều đơn giản. Rất nhiều người Việt vẫn chưa nắm được cách ăn loại bánh này như thế nào mới đúng; để có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị của chiếc bánh trung thu. Chúng tôi sẽ “bật mí” những điều thú vị khi ăn bánh trung thu ngay dưới đây. Bạn có thể tham khảo để biết thêm chi tiết.
Không nên ăn bánh trung thu thay bữa sáng
Mặc dù bánh trung thu chứa rất nhiều calo nhưng đây vẫn không phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe vào buổi sáng. Vì sao vậy? Đó là bởi trong bánh có chứa nhiều bột và nhiều chất béo. Với lượng dinh dưỡng lớn như vậy sẽ khiến cơ thể bị ‘quá tải” khi nạp vào buổi sáng. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn một miếng bánh nhỏ làm tráng miệng là hợp lý nhất.
Ăn bánh trung thu cùng với bưởi
Nếu bạn là fan cuồng của bánh trung thu nhưng lại sợ béo khi ăn bánh thì có thể chọn ăn chung với bưởi. Bởi loại trái cây này có tính thanh nhiệt. Đồng thời, trong bưởi cũng chứa lượng lớn vitamin A và C. Hiệu quả tăng sức đề kháng cho cơ thể rất vượt trội. Nếu ăn chung với bánh trung thu, bưởi sẽ có tác dụng giảm lượng mỡ cơ thể hấp thụ; giảm cholesterol trong máu rất hiệu quả.
Ăn bánh trung thu nên có thêm trà
Cái thú ăn bánh trung thu, uống trà, thưởng trăng từ lâu đã có trong nét văn hóa của người Việt vào mỗi đêm rằm tháng Tám. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khi ăn bánh trung thu kết hợp uống trà sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bởi trong trà có chất Axit Axetic có thể ngăn ngừa nguy cơ tích tụ mỡ từ việc ăn bánh trung thu. Bên cạnh đó, trà cũng giúp giảm cảm giác ngấy do vị ngọt của bánh.Từ đó, hương vị bánh cũng trở nên thanh đạm, hấp dẫn hơn.
Không nên ăn bánh trung thu khi đang đói
Rất nhiều người có suy nghĩ sai lầm khi chọn bánh trung thu để thỏa mãn cơn đói của mình. Bạn nên nhớ rằng, khi đói, dạ dày có khả năng hấp thụ các loại chất ở mức cao nhất. Nếu bạn chọn bánh trung thu để ăn vào lúc này sẽ khiến các chất béo, chất ngọt trong bánh được hấp thụ vào cơ thể. Điều này thực sự không hề tốt với sức khỏe của bạn; nhất là với những người có cơ địa béo phì hay các vấn đề về tim mạch, huyết áp.
Nên ăn bánh trung thu từng miếng nhỏ và ăn chậm
Việc ăn bánh trung thu quá nhanh sẽ không thể cảm nhận được hết sự hấp dẫn trong từng vị bánh. Vì thế, bạn nên ăn với từng miếng nhỏ và ăn thật chậm. Cách này giúp bạn cảm nhận được hết tinh túy của món bánh trung thu truyền thống. Đồng thời, việc ăn chậm cũng sẽ giúp bạn hạn chế tiêu thụ lượng lớn bánh vào cơ thể. Như vậy, hiệu quả giảm cân, ngăn ngừa tình trạng béo phì cũng cao hơn.
Không ăn bánh trung thu sau khi lao động mệt mỏi
Ít ai biết rằng, việc ăn bánh trung thu nói riêng và các đồ ngọt nói chung sau khi lao động mệt mỏi là một thói quen không tốt với cơ thể. Bởi lúc này, chất ngọt bạn nạp vào sẽ làm mất đi lượng lớn vitamin B6. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến việc chuyển hóa đường thành nguồn năng lượng có ích cho cơ thể.
Nên ăn bánh trung thu cùng bạn bè, người thân
Không phải ngẫu nhiên mà việc ăn bánh trung thu được khuyên nên ăn cùng với bạn bè, người thân. Bởi nguồn gốc của chiếc bánh trung thu chính là trong những ngày đoàn viên. Khi ăn bánh trong không khí vui vẻ như vậy, bạn cũng sẽ cảm nhận được hương vị bánh dường như ngon hơn bình thường. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn khi ăn bánh. Đây chính là ý nghĩa quan trọng mà chiếc bánh trung thu có thể mang lại cho bạn.
Trên đây là thông tin về cách làm bánh trung thu thập cẩm cũng như những điều thú vị cần biết khi thưởng thức bánh. Có thể thấy, bánh trung thu là loại bánh truyền thống của người Việt. Không chỉ có cách làm độc đáo mà ý nghĩa của bánh cũng rất thú vị. Nếu bạn đã lỡ “yêu” hương vị bánh trung thu thì đừng quên tham khảo thông tin qua bài viết trên. Chắc chắn, việc tự mình làm ra những chiếc bánh ngon, hấp dẫn sẽ trở nên dễ dàng hơn với bạn.
[ cách làm bánh trung thu thập cẩm | chuẩn bị nguyên liệu làm bánh trung thu | tết trung thu | bánh trung thu thâp cẩm | tết thiếu nhi | bánh trung thu đậu xanh | lưu ý khi làm bánh trung thu ]