Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc về cách làm nhân đậu xanh bánh trung thu. Đây là một loại bánh trung thu rất quen thuộc vào dịp tết trung thu.
Bánh Trung Thu từ lâu đã là một đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Bình thường thì cũng có thể tìm mua ở bất cứ đâu. Nhưng bánh Trung Thu thì năm nào cũng đều đặn xuất hiện từ 1 tháng trước ngày Trung Thu. Và là loại bánh nhất định phải có trong ngày tết Trung Thu. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa và cách làm nhân đậu xanh bánh Trung Thu nhé.
Nội Dung
Nguồn gốc của bánh trung thu
Bánh trung thu có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Là một loại bánh hình tròn có đường kính từ 10 cm. Hoặc có hình vuông với chiều dài cạnh khoảng 7 đến 8 cm và chiều cao khoảng 4 đến 5 cm. Đây là một loại bánh nướng có lớp vỏ bên ngoài màu vàng đặc trưng. Được xem là một món bánh truyền thống và đặc trưng trong ngày tết trung thu. Cũng là một nét văn hóa ẩm thực mang đậm nét Châu Á.
Ở Việt Nam, bánh Trung Thu có hai loại chính là: bánh nướng và bánh dẻo. Theo truyền thống thì bánh thường có nhân ngọt làm từ các nguyên liệu như: đậu xanh, hạt sen, khoai môn,… Còn bánh nhân thập cẩm thì thường có jambon, lạp xưởng, lá chanh, mứt bí, mỡ đường, gừng đỏ.
Ý nghĩa của bánh trung thu nhân đậu xanh
Bánh Trung Thu nhân đậu xanh là một trong các loại bánh Trung Thu truyền thống tại Việt Nam. Cũng là món bánh yêu thích của rất nhiều người. Với bánh Trung Thu nhân đậu xanh thì có thể
Với hình dáng tròn đầy bên ngoài của bánh Trung Thu thì nó mang ý nghĩa cho sự tròn đầy, viên mãn và sung túc. Thể hiện niềm vui và hạnh phúc trong ngày đoàn viên. Biểu thị sự ấm áp khi mọi người vui vẻ sum họp vào đêm trăng tròn, quây quần nói cười bên nhau. Bánh Trung Thu mang một ý nghĩa tốt đẹp và chứa đựng nhiều giá trị nhân văn được lưu truyền và tồn tại đến ngày nay.
Tại Việt Nam thì bánh Trung Thu dẻo có hình dáng bên ngoài là vầng trăng tròn. Có tính biểu tượng cho sự đoàn tụ, viên mãn. Cùng với màu bên ngoài là màu trắng ngà thể hiện khát khao, hi vọng về một khởi đầu mới suôn sẻ và bình an. Còn bánh Trung Thu dạng nướng thì nó mang ý nghĩa là dù cho chúng ta có trải qua bao nhiêu khó khăn, vấp ngã hay thất bại. Thì gia đình luôn chào đón ta, người thân vẫn luôn bên cạnh, chở che ta. Nhân bánh có vị mặn và vị ngọt, có thể xem là tiếng cười ngọt ngào. Cùng với những giọt nước mắt cảm động và hạnh phúc. Buồn vui hay khổ đau hay hạnh phúc thì gia đình vẫn ở đó chào đón ta trở về.
Từ những ý nghĩa này thì bánh Trung Thu nhân đậu xanh có có những ý nghĩa tương tự. Dù là bánh Trung Thu nướng nhân đậu xanh hay bánh Trung Thu dẻo nhân đậu xanh. Thì đều là món bánh được nhiều người yêu thích. Và cũng mang một ý nghĩa đoàn viên, sum vầy và tốt lành.
Vào ngày rằm tháng 8 hay ngày 15 tháng 8 hằng năm theo lịch âm thì chính là ngày Trung Thu. Vào ngày này, tất cả mọi người sẽ được dịp quây quần bên nhau nói cười. Ăn những mâm cỗ nhiều món đặc sắc và quan trọng nhất là thưởng thức một miếng bánh trung thu thì mới được xem là một trung thu trọn vẹn.
Hướng dẫn cách làm nhân đậu xanh bánh Trung Thu
Khi có thời gian rảnh rỗi thì mọi người thường chọn làm bánh Trung Thu tại nhà. Như vậy thì mọi người trong gia đình cùng ăn cùng làm, sẽ có nhiều cơ hội bên nhau hơn. Có khá nhiều cách làm nhân đậu xanh bánh Trung Thu, dưới đây là cách làm nhân đậu xanh cơ bản nhất.
Nguyên liệu làm nhân đậu xanh
Đậu xanh cần 200g loại đã bỏ vỏ. Nên mua loại không vỏ để tiết kiệm thời gian làm bánh hơn.
Sử dụng từ khoảng 100g – 110g đường cát trắng. Tùy độ ngọt mong muốn mà có thể điều chỉnh lượng đường nhiều ít.
Chuẩn bị khoảng 80g đến 90g dầu ăn.
Khoảng 1 tablespoon (15 ml) hay còn gọi là mạch nha. Có thể tự làm ở nhà hoặc ra chợ mua cũng có bán.
Thêm 30g bột nếp, loại thường dùng làm bánh dẻo.
Dụng cụ cần dùng khi làm nhân đậu xanh
1 cái nồi đun
Bát tô đã được lau sạch
Rổ đã được rửa sạch và không có mùi lạ
1 cái máy xay sinh tố
1 cái lưới rây
1 cái chảo chống dính
Cách làm nhân đậu xanh
Đầu tiên cần đem đậu xanh vo cho sạch. Rồi đem ngâm cho ngập nước ít nhất là 4 tiếng có thể ngâm qua đêm cho đậu nở hoàn toàn. Khi được ngâm đủ nước và đủ thời gian thì khi sên nhân sẽ không bị tình trạng khô, vón cục hay rời rạc.
Qua 1 đêm thì đổ đậu ra vo lại qua nước sạch từ 2 đến 3 lần. Sau đó cho vào rổ để đậu đước ráo nước. Lúc này đậu đã nở ra trọng lượng sẽ tăng lên khi đó khoảng 400g đậu sau khi được ngâm 1 đêm.
Cho đậu vào nồi nấu với lượng nước gấp hai đến 3 lần đậu trong nồi. Tầm khoảng 5 đến 7 phút thì mở nắp nồi khuấy lên cho đậu chín đều và không bị dính nồi gây cháy khét. Để lửa nhỏ nấu đến khi đậu nát thì tắt lửa.
Để đậu nguội đi một chút thì cho vào 200ml nước lạnh rồi cho vào máy xay sinh tố. Xay cho đến khi thành một hỗn hợp nhuyễn và mịn đều, không bị vón cục. Sau đó đổ ra tiếp tục lọc đậu đã xay qua rây 1 lần nữa. Để đảm bảo đậu mịn và nhuyễn hoàn toàn.
Tiếp theo là cho phần đậu đó vào chảo chống dính rồi bắt lên bếp sên ở nhiệt độ lửa vừa. Nên khuấy ngay từ lúc bắt đầu đun và khuấy đều tay. Nếu có bọt nổi lên thì hãy hớt phần bọt đó bỏ đi.
Sau khi khuấy được 10 phút, thì phần đậu bắt đầu rút hết nước và trở nên sền sệt hơn. Thì cho hết lượng đường và 1/4 số dầu vào. Tiếp tục khuấy đều cho đường và dầu tan ra trở thành một hôn hợp với đậu. Tiếp tục sên thêm khoảng 10 phút nữa thì đậu khô dần. Lúc này lại cho thêm 1 phần số dầu ăn còn lại vào.
Sau 8 phút tiếp theo thì lại tiếp tục cho thêm 1 phần dầu ăn còn lại vào cùng với mạch nha vào. Lúc này nên chú ý lửa và sên thật đều tay. Vì đây là lúc đậu dễ khét nhất.
Tiếp tục sên thêm 10 phút thì cho tất cả lượng dầu còn lại vào chảo. Sên cho đến khi đậu thật sự mềm mịn và có độ kết dính. Nếu ấn ngón tay vào mà đậu không còn dính lên tay nữa thì lúc đó đậu đã đạt tiêu chuẩn.
Sau khi kiểm tra đậu đã được thì vẫn để đậu trên bếp rồi dùng rây rây bột bánh dẻo đã chuẩn bị sẵn vào đậu từ từ. Cho một lượng nhỏ và cho từ từ. Vừa cho vào vừa khuấy đều rồi kiểm tra. Nếu đã đạt tiêu chuẩn không nhão không bị chảy thì nên tắt bếp. Bột bánh dẻo có tác dụng tăng độ kết dính cho nhân đậu xanh. Giúp nhân bánh có độ mềm dẻo nhưng cứng cáp. Dễ tạo thành hình và khi nướng không bị chảy.
Với công thức trên thì có thể làm ra khoảng 0,5kg nhân đậu xanh bánh trung thu. Có thể tùy vào khẩu vị mà thêm bớt độ ngọt, độ mềm,… Hay có thể thêm số lượng nguyên liệu để làm ra nhiều nhân đậu xanh bánh trung thu hơn nữa. Hoặc có thể giảm lại nguyên liệu lại để thành phẩm tạo ra ít hơn.
Những điều cần lưu ý khi làm nhân đậu xanh bánh Trung Thu
Dưới đây là một số điều cần lưu ý để bánh Trung Thu nhân đậu xanh càng trở nên hoàn hảo và ngon miệng hơn:
Có thể sên nhân trước một ngày và bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh.
Khi sên nhân thì không nên sên ở nhiệt độ cao mà nên sên ở lửa vừa. Tránh nhiệt độ cao sẽ bị khét làm nhân có mùi khét bám vào.
Sau khi ngâm đậu với nước lạnh hoặc nước ấm thì phải luộc đậu thật kỹ để loại trừ độc tố lectins có trong đậu. Thời gian tốt nhất nên luộc đậu là trong 10 phút.
Tỷ lệ vỏ bánh và nhân bánh nên phù hợp với nhau để tránh vỏ quá dày mà nhân quá ít. Hay nhân quá nhiều mà vỏ bánh quá mỏng. Như vậy sẽ làm mất cân đối khiến bánh không ngon và bị ngán.
Khi về nhân bánh nếu quá dính tay thì nên rửa sạch tay và lau khô tay. Sau đó xoa chút ít dầu ăn lên tay. Đừng lạm dụng dầu ăn quá nhiều bởi vì nhiều dầu sẽ làm nhân bị rã rời không vo được thanh viên.
Nếu nhân bị tách dầu hoặc nhân quá khô thì trong trường hợp này có thể khắc phục bằng cách. Là pha thêm nước nóng cho phần nhân loãng ra một chút rồi sên lại trên bếp với lửa vừa. Còn nếu trường hợp nhân bị khô thì cho thêm 1 chút dầu cùng với 1 chút nước ấm rồi sên lại.
Nhân đậu xanh sau khi để nguội thì nên bọc kính lại. Tránh tiếp xúc quá nhiều với không khí sẽ làm nhân bị khô. Có thể bảo quản nhân đậu xanh trong tủ mát khoảng 5 ngày. Bảo quản từ 2 đến 3 tháng khi để trong ngăn đông.
Nhân đậu xanh là một loại nhân cơ bản nhất thường xuất hiện trong bánh Trung Thu. Cách sên nhân đậu xanh cho bánh Trung Thu tuy không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm hay kỹ thuật phức tạp. Nhưng để làm được nhân đậu xanh ngon và đúng tiêu chuẩn thì cần phải chọn các nguyên liệu kỹ càng. Và nhất là phải thật kiên nhẫn trong quá trình sên nhân.
Bánh Trung Thu thì quan trọng nhất vẫn là phần nhân bánh ngon. Nhân đậu xanh bánh Trung Thu ngon và đạt tiêu chuẩn thì phải phụ thuộc rất nhiều vào quá trình sên nhân. Không chỉ nhân đậu xanh mà các nhân khác mà cần sên trên bếp sên sao cho nhân đạt chuẩn thì cũng là một việc khá khó khăn.
Nhưng dẫu khá khó khăn thì mọi người trong gia đình cùng làm sẽ tạo ra nhiều niềm vui hơn nữa trong ngày tết Trung Thu.
Khi không thể tự tay làm bánh hay chuẩn bị mâm cỗ. Hoặc bất cứ vấn đề gì về cúng kiếng thì quý bạn đọc có thể liên hệ Đặt Tiệc Nhân Tâm. Đây là một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ mâm cúng, đồ cúng. Đặt Tiệc Nhân Tâm hoàn toàn có thể đem đến cho khách hàng những dịch vụ cúng kiếng tốt nhất.