Bài văn khấn cúng đầy cữ cho bé

Chuẩn bị mâm cúng đầy cữ cần những lễ vật gì? Bài văn khấn cúng đầy cữ ra sao? Tổ chức cúng đầy cữ cho bé như thế nào? Những nghi thức cúng đầy cữ khác nhau ở mỗi vùng miền. Vậy những điều cấm kỵ nào không được thực hiện?

Cúng đầy cữ cho bé là gì? Ý nghĩa của ngày cúng đầy cữ

Cúng đầy cữ theo quan niệm dân gian được hiểu là để cảm tạ bà Mụ. Theo quan niệm dân gian của người Việt, em bé được sinh ra nhờ sự nhào nặn của 12 bà mụ, Chú Thiên Thai và Đức Ông. 

Khái niệm ngày cũng đầy cữ

Để cảm tạ bà mụ, gia đình đứa trẻ sẽ làm lễ cảm tạ và xin cầu cho bé được gặp nhiều may mắn, sức khỏe và bình an. 2 nghi lễ quan trọng là: lễ đầy cữ (được tổ chức khi bé đầy tuần, đầy tháng) và lễ thôi nôi (cúng lễ khi bé 1 tuổi). 

Với bé traibé gái, quan niệm dân gian về ngày cúng lễ đầy cữ có khác nhau. Lễ cúng mụ cho bé trai khi bé được 7 ngày tuổi và lễ cúng đầy mụ cho bé gái khi bé được 9 ngày tuổi. 

Cúng đầy cữ cần những lễ vật gì?

Chuẩn bị cúng đầy cữ cho bé đầy đủ và hoàn thiện nhất sẽ giúp những lời cầu chúc cho bé được thành hiện thực. Sự cẩn thận thể hiện ở lòng thành chuẩn bị lễ vật và sự cung kính khi chuẩn bị lễ vật.

Mâm cúng đầy cữ cần những lễ vật gì (chuẩn bị cho bé trai)

Chuẩn bị mâm cúng đầy cữ cần những lễ vật gì là điều mà nhiều cha mẹ có thể chưa biết. Theo quan niệm xưa và kinh nghiệm của nhiều gia đình, chuẩn bị lễ đầy cữ cho bé trai cần chuẩn bị:

  • Gạo: 1 bát hoặc đĩa. 
  • Muối: 1 bát hoặc 1 đĩa.. 
  • Giấy cúng: chuẩn bị theo tệp đủ bộ giấy tiền các loại. 
  •  Trà, rượu, nước: chuẩn bị 3 chén 
  • Đĩa trái cây (chuẩn bị đủ ngũ quả)
  • Đèn: chuẩn bị đèn cúng. 
  • Hoa: chuẩn bị 1 lọ. 
  • Nhang thắp. 
  • Gà luộc: bày trí đẹp, để chéo cánh, ngậm hoa hồng. 
  • Trầu cau: 7 lế. 
  • Chè đậu trắng: 7 phần (có thể sử dụng chén nhỏ)
  • Xôi gấc: 7 phần (có thể chuẩn bị đĩa nhỏ) 
  • Tôm luộc: 7 phần. 
  • Trứng luộc: 7 quả. 
  • Chén đũa ăn: mỗi loại 7. 
>>  Mẫu bài văn khấn thần tài thổ địa ngày khai trương cửa hàng

Đây là đủ bộ lễ vật cơ bản nhất cần chuẩn bị cho lễ đầy cữ cho bé trai. Gia đình hoặc bố mẹ chưa có kinh nghiệm làm lễ đầy cữ cho bé có thể chuẩn bị theo. Không còn lo lắng, băn khoăn tìm hiểu bài cúng văn khấn đầy cử cho bé. Chuẩn bị đầy đủ các lễ vật như trên một cách đồng bộ, thành kính. Sắp xếp các lễ vật cần xứng, đẹp, sẽ thể hiện được lòng thành của người dâng kính lễ. 

Mâm cúng đầy cữ cần những lễ vật gì (chuẩn bị cho bé gái)

Bé trai sẽ khác với bé gái khi tổ chức cúng lễ đầy cữ. Do đó, nếu ở nhà bạn sinh đôi 1 trai, 1 gái. Việc chuẩn bị mâm cúng lễ đầy cữ cho bé cần đặc biệt chú ý không để nhầm lẫn. 

Chuẩn bị lễ vật cúng đầy cữ cho bé gái cần chú ý:

  • Mâm ngũ quả: 1 phần.
  • Hoa tươi: 1 phần. 
  • Trứng luộc: 9 quả
  • Tôm luộc: 9 con. 
  • Gà luộc (trang trí đẹp, để chéo cánh): 1 con. Đi kèm gà luộc nên chuẩn bị thêm cháo gà và rau gỏi. 
  • Giấy tiền vàng mã: đủ các loại. 
  • Trầu têm cánh phượng. 
  • Gạo 
  • Muối
  • Nước 
  • Trà
  • Rượu
  • Nhang, đèn 

Đây là mâm lễ cơ bản để cúng đầy cữ cho bé gái. Chuẩn bị đầy cữ cho bé trai và bé gái không có quá nhiều khác biệt. Sự khác biệt chính nằm ở số lượng đồ cần chuẩn bị. Do đó, gia đình chỉ cần chuẩn bị số lượng các vật phẩm theo yêu cầu. Trai 7, gái 9 là được. 

Chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy cữ cần để ở nơi trang nghiêm. Chuẩn bị lễ xong, cần để trước bàn thờ gia tiên. Sắp xếp vị trí mâm lễ cân đối và đẹp mắt. Điều này sẽ thể hiện được sự cung kính tròng buổi lễ và giúp những lời chúc cầu cho bé được thành hiện thức. 

Văn khấn bài cúng đầy cữ cho bé

Để có thể mang thông điệp cầu xin sự gia hộ từ các vị thần linh, cha mẹ thường gửi gắm ý niệm vào bài văn khấn. Tuy đơn giản, nhưng bài văn khấn cúng đầy cữ cho bé cũng cần thận trọng trong cách hành văn để không phạm lỗi bất kính. Nếu cha mẹ chưa tìm được bài văn khấn cúng đầy cữ phù hợp, có thể tham khảo mẫu văn khấn chúng tôi tổng hợp sau đây:

Ý nghĩa của ngày cúng lễ đầy cữ cho bé

Với tín ngưỡng thờ mẫu tại Việt Nam. người tạo ra em bé đặc biệt quan trọng và được cảm tạ. Do đó, ý nghĩa quan trọng nhất của việc cúng đầy cữ cho bé là: cảm tạ bà Mụ và Đức Ông đã tạo ra bé. 

Ngoài ra, ngày lễ đặc biệt này còn có ý nghĩa đặc biệt:

  • Gia đình bé sẽ xin cầu bà Mụ phù hộ, che chở cho bé được bình an. 
  • Cầu mong cho bé được cứng cáp và khỏe mạnh hơn. 
  • Cầu mong cho bé được gặp được may mắn, và không gặp phải ốm đau, bệnh tật. 

Đây là những ý nghĩa cơ bản của buổi cúng đầy cữ cho bé. Với những ý nghĩa quan trọng này, việc tổ chức cúng lễ đầy cữ cho con cũng cần chuẩn bị thật cẩn thận. Không yêu cầu quá nhiều lễ vật dâng cúng nhưng những lễ vật chuẩn bị phải thành tâm và đặt sự tôn cúng khi làm lễ. 

>>  Mẫu bài văn khấn cúng nhập trạch về nhà mới [chuẩn] chi tiết năm 2022

Dưới đây là những hướng dẫn được các thầy khuyên nên chuẩn bị để lễ cúng đầy cữ cho bé được diễn ra suôn sẻ. 

Một số điều cần nhớ vào ngày đầy cữ cho bé 

Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật đầy đủ, ba mẹ cần nhớ một số điều cơ bản khi chuẩn bị cho ngày đầy cữ cho bé. Những điều nhỏ này sẽ giúp cho buổi lễ đầy cữ ý nghĩa và trọn vẹn hơn. 

Người tham dự ngày lễ đầy cữ cho bé là những ai?

Đây là buổi lễ cúng có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đời của bé. Do đó, bên cạnh tìm hiểu văn khấn bài cúng đầy cữ, ba mẹ cần mời đủ ông bà nội ngoại của bé tham sự. 

Đây là những người thân thích nhất và là 3 đời cùng xuất hiện trong một ngày lễ quan trọng. Ngày lễ này của bé, tất cả người nhà thân thích đều mong bé khỏe mạnh và chóng lớn. Tham dự buổi cúng lễ, ông bà chỉ cần ngồi và cầu nguyện cho bé những điều tốt đẹp. Đây không chỉ là thể hiện sự đồng lòng mà còn là cách để gắn kết gia đình. Ý nghĩa đặc biệt này còn thể hiện được lòng hiếu nghĩa, kính trọng giữa các thế hệ. 

Ông bà cùng bố mẹ tạ ơn thành thánh đã tạo ra em bé và cho con được thân hình lành lạnh. Bố mẹ cầu mong cho con được gặp nhiều may mắn hơn và mau ăn chóng lớn. 

Chuẩn bị các lễ vật cúng dâng Phật trước

Trong bất cứ một nghi lễ nào cúng lễ, việc cúng Phật là rất quan trọng. Gia đình theo phật hay không thờ phật đều nên có lễ cúng Phật, dâng Phật. Chuẩn bị lễ chay: xôi- chè để cúng phật. 

Lễ cúng phật không cần thiết phải tổ chức tách biệt hoàn toàn. Bố mẹ của bé có thể kêu cầu Phật trước, sau đó, kêu cầu đến lễ cữ cho bé: kêu cầu bà Mụ, Đức Ông. 

Đảm bảo đầy đủ các lễ vật và chuẩn bị thật cẩn thận

Chuẩn bị mâm lễ cúng đầy cữ cho bé là khởi đầu đầu tiên (như một hình thức tâm linh) để đón con chào đón thế giới. 

Trước tiên, phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cơ bản nói trên cho bé trai hay bé gái. Nếu bố mẹ không biết mâm cúng đầy cữ cần những lễ vật gì, có thể liên hệ đơn vị dịch vụ hỗ trợ chuẩn bị lễ cúng đầy cữ cho con. Mâm lễ vật cúng đầy cữ cho con sẽ được chuẩn bị sẵn. Tùy thuộc vào mức giá và độ đầy đủ, trang trọng khác nhau mà mỗi mâm lễ được bài trí đặc biệt khác nhau. 

Việc chuẩn bị  mâm lễ sẵn không làm mất đi tính thành kính. Bố mẹ đưa mâm lễ về vẫn phải chuẩn bị, sắp xếp cẩn thận rồi mới dâng cúng. Đặc biệt, mâm lễ được chuẩn bị sẵn, đảm bảo không thiếu các đồ lễ cơ bản nhất. 

>>  #Bài văn khấn cúng động thổ Chuẩn & Thủ tục mượn tuổi làm nhà

Tuy nhiên, bạn cần chọn đơn vị uy tín, để mâm lễ vật được chuẩn bị chắc chắn độ cẩn thận và đầy đủ nhất. 

Đồ Cúng Nhân Tâm là một trong những địa chỉ đáng tin cậy trong nhận các dịch vụ tâm linh này. Chuẩn bị đồ cúng đầy đủ và sắp xếp đẹp theo yêu cầu. 

Một số điều cấm kỵ trong lễ đầy cữ của bé

Lễ đầy cữ được thực hiện trong vài ngày tuần đầu bé sinh, do đó, sẽ có những điều cần lưu ý cho cả bé và gia đình. Chuẩn bị lễ đầy cữ cần chú ý:

Tránh những điều không may mắn 

Trong buổi lễ cúng đầy cữ cho bé, người nhà cần đặc biệt cẩn thận tránh những vấn đề như: xô bát đổ đĩa. Đây là những điều không được may mắn. Ngoài ra, việc nói những điều gở hay làm những việc sát sinh cũng nên đặc biệt tránh. Do đó, với lễ vật, nên chuẩn bị sẵn bên ngoài, để tránh việc sát sinh trong nhà trong ngày này. 

Một số việc như đổ nước hay vỡ đồ đạc cũng là những việc không may. Bên cạnh việc tránh điều không may thì nên chào đón những may mắn. Những điều may đến vào ngày ngày rất tốt. Bé được tặng quả, bé cười với bố mẹ ông bà. Hoặc bố mẹ được lộc từ đâu đó. Đây cũng là những tín hiệu đáng mừng vào ngày làm lễ đầy cữ cho bé. Muốn gặp điều may mắn và tránh điều không may cần biết: mâm cúng và bài văn khấn cúng đầy cữ cần những gì?

Bỏ những nghi lễ cổ hủ

Hiện nay có rất nhiều các nghi lễ vào ngày cúng thôi nôi cho bé gây nhiều tranh luận. Một ví dụ như: việc kiểm tra tên cho bé, đặt tên cho bé. Xưa, dùng đồng tiền 2 mặt để kiểm tra tên cho bé. Điều này có phần phi khoa học. Khi đồng tiền cùng sấp hoặc cùng ngửa thì tổ tiên, bà mụ đồng ý cái tên đã đặt cho bé. Còn nếu quá 3 lần đồng tiền vẫn không đồng nhất 1 mặt thì cái tên đó không được chấp nhận và phải thay tên khác. Nghi thức này không còn phù hợp với đời sống hiện nay nên không cần nhất thiết phải thực hiện. Ngoài ra, còn rất nhiều các nghi thức vô lý khác mà bố mẹ nên tránh cho bé. 

Đây là 2 vấn đề cơ bản nhất trong ngày lễ cúng đầy cữ cho bé. Bố mẹ bé chỉ cần lưu ý cơ bản thành các vấn đề:

  • Cúng lễ đúng ngày đầy cữ cho bé (trai/ gái)
  • Tìm hiểu văn khấn cúng đầy cữ cho bé
  • Chuẩn bị lễ vật cẩn thận. 
  • Tránh những điều không may và các phong tục cổ hủ. 

Trên đây là một số thông tin giúp bố mẹ chuẩn bị văn khấn cúng đầy cữ cho con đầy đủ nhất. Đồ Cúng Nhân Tâm tự tin sẽ giúp các bố các mẹ chuẩn bị cho con một ngày lễ đầy cữ thật ý nghĩa, tươm tất. 

4 thoughts on “Bài văn khấn cúng đầy cữ cho bé

  1. Pingback: Cách tổ chức lễ cúng đầy cữ cho bé gái miền Nam chuẩn tâm linh

  2. Pingback: Mâm cúng thôi nôi bé gái miền Trung đơn giản mà đủ lễ

  3. Pingback: Mâm cúng Mụ đầy năm cho bé trai, bé gái cần chuẩn bị như thế nào?

  4. Pingback: Những lễ vật trong mâm cúng đầy cữ cho bé - Mâm Cúng Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *